Thế giới

Lũ lụt ở Pakistan gây thiệt hại lên đến 10 tỷ USD

ClockThứ Ba, 30/08/2022 09:19
TTH.VN - Theo thông tin mới đăng tải trên trang Reuters, lãnh đạo Pakistan cho biết, ước tính ban đầu mà trận lũ lụt chết người vừa xảy ra gần đây ở nước này có thể lên đến 10 tỷ USD, qua đó nhấn mạnh thế giới cần giúp quốc gia Nam Á đang chịu nhiều ảnh hưởng này đối phó với tác động của con người - nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.

Mưa lũ làm ít nhất 53 người thiệt mạng ở phía tây bắc Pakistan, KashmirPakistan: Không khí thân thiện tại buổi tiếp vợ chồng Hoàng tử WilliamSau lũ lụt, Hàn Quốc xem xét cấm nhà dưới và nửa tầng hầmHàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây raBiến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn

Lũ lụt ở Pakistan gây thiệt hại lên đến 10 tỷ USD. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, trận lũ quét chưa từng có trong lịch sử Pakistan đã cuốn trôi đường xá, hoa màu, cơ sở hạ tầng và cầu cống, cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.000 người trong những tuần gần đây, cũng như ảnh hưởng đến 33 triệu người, chiếm hơn 15% trong tổng số 220 triệu dân của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu Pakistan Sherry Rehman đã gọi tình huống này là “thảm họa nhân đạo do khí hậu gây ra ở quy mô lớn”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển Pakistan Ahsan Iqbal cho biết, đến nay, Pakistan đã mất đi hơn 1.000 mạng người, gần 1 triệu ngôi nhà bị phá hủy bởi lũ lụt, mọi người đã thật sự mất hoàn toàn kế sinh nhai.

Bộ trưởng Ahsan Iqbal đánh giá trận lũ lụt gần đây là tồi tệ nhất, so với những trận lũ lụt xảy ra ở Pakistan vào năm 2010, thời điểm mà Liên Hiệp quốc đưa ra lời kêu gọi về thảm họa tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay.

Cũng theo Bộ trưởng Ahsan Iqbal, có thể sẽ phải mất 5 năm để tái xây dựng và phục hồi quốc gia, trong khi trước mắt, nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Để giảm thiểu tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pakistan Miftah Ismail cho rằng nước này có thể cân nhắc việc nhập khẩu rau quả từ Ấn Độ.

Được biết từ lâu, hai nước đã không thực hiện hoạt động giao thương nào.

Ngoài ra, các thị trường nhập khẩu thực phẩm khác mà Pakistan có thể để mắt đến như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Do mùa màng bị ngập lụt và đường xá bị ảnh hưởng, khiến đi lại khó khăn, giá lương thực đã tăng vọt.

Trước vụ việc này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ sự chia buồn trước sự tàn phá của lũ lụt.

Được biết, miền Nam, Tây Nam và Bắc Pakistan là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt. Trong đó mưa lũ đã cuốn trôi những vùng đất nông nghiệp và cây trồng dự trữ tại các khu vực này, đồng thời cô lập khu vực với phần còn lại của đất nước trong vòng vài ngày qua.

Hàng chục ngàn gia đình đã phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán đến nơi an toàn hơn. Một số có thể tá túc nhà bạn bè, người thân, song một số không may mắn như vậy phải ở ngoài trời, chờ đợi sự hỗ trợ bao gồm lều, thực phẩm và thuốc men.

Đối mặt với tình hình căng thẳng, Pakistan đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và một số quốc gia đã cắt cử đội cứu hộ.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Return to top