Thế giới

Mối đe dọa từ an ninh mạng ở ASEAN

ClockThứ Tư, 25/12/2019 21:41
TTH - Theo Báo cáo rủi ro Toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trộm cắp dữ liệu và tấn công mạng lần lượt là mối đe dọa lớn thứ 4 và thứ 5 mà thế giới đang phải đối mặt.

ASEAN đoàn kết chống tội phạm mạngASEAN cần tăng cường đầu tư cho an ninh mạng

Đáng lo ngại, các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng cả về số lượng và độ tinh vi, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Dimension Data, nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp CNTT toàn cầu cho biết, năm 2018 là năm kỷ lục về số lượng lỗ hổng của các phần mềm, các website kinh doanh mới được phát hiện trên toàn thế giới, với mức tăng 12,5% so với năm 2017.

ASEAN là khu vực dễ bị tấn công mạng. Ảnh minh họa: SGGP

Phát biểu về vấn đề này, ông Mark Thomas - Phó Chủ tịch an ninh mạng tại Dimension Data lưu ý rằng, các vụ tấn công tiền điện tử hoặc đánh vào các website (đã tăng gấp đôi so với năm trước), cùng với hành vi trộm cắp thông tin là một trong những mối đe dọa an ninh mạng lớn nhất mà ASEAN đang phải đối mặt. Theo một nghiên cứu do IBM thực hiện, vi phạm dữ liệu có thể tiêu tốn của khu vực từ 180 tỷ - 365 tỷ USD trong giai đoạn từ 2017 đến 2025 sau khi ngoại suy dữ liệu từ Nghiên cứu vi phạm dữ liệu của Viện Ponemon. Tuy nhiên, chi phí ước tính này không bao gồm cho các vi phạm dữ liệu lớn hoặc nghiêm trọng, vì không có đủ dữ liệu về hậu quả của chúng.

Trong một nghiên cứu khác, Trung tâm Rủi ro châu Á Thái Bình Dương cho rằng, tác động tài chính từ các cuộc tấn công mạng có thể làm tê liệt và tàn phá các nền kinh tế. Ước tính tổn thất do vi phạm dữ liệu toàn cầu có thể lên đến 2,1 nghìn tỷ USD trong năm 2019.

Trong khi đó, Đông Nam Á lại không chi đủ để bảo vệ người dân của mình khỏi các cuộc tấn công an ninh mạng. Dữ liệu của AT Kearney cho thấy, mặc dù có mức tăng trưởng cao, các quốc gia thành viên ASEAN chỉ chi khoảng 1,9 tỷ USD trong năm 2017 cho an ninh mạng, tương đương 0,06% GDP của khu vực. Theo ông Thomas, để đảm bảo cam kết bền vững đối với an ninh mạng, ASEAN cần chi từ 0,35% - 0,61% GDP (khoảng 171 tỷ USD) cho an ninh mạng trong giai đoạn từ 2017 đến 2025 - một cái giá so ra khá nhỏ so với những tổn thất có thể xảy ra.

Nhận ra mối đe doạ từ các cuộc tấn công mạng, các cuộc họp của ASEAN hiện đang ngày càng ưu tiên vấn đề an ninh mạng và nhận thức rõ hơn về bối cảnh của các mối đe dọa. Trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 tại Bangkok vào tháng 6 vừa qua, các đại biểu đã đồng ý hợp tác hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác an ninh mạng trong khu vực. Các nước cũng đồng ý xây dựng một không gian mạng mở, an toàn, ổn định, dễ tiếp cận và kiên cường, nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng tích cực hợp tác với nhau và với cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực đảm bảo an ninh mạng, tạo ra mối quan hệ chiến lược với các đối tác chọn lọc để xây dựng lộ trình và kiến ​​trúc an ninh mạng.

Các nước cũng cần vạch ra một chiến lược bao quát, có thể kiểm soát các tập đoàn đa quốc gia, cũng như đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ những kẻ khủng bố mạng.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Asean Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top