Thế giới

Mỹ sẽ điều hàng loạt siêu máy bay quân sự đến châu Á

ClockThứ Năm, 23/07/2015 10:53
TTH.VN - Hải quân Mỹ sẽ đưa máy bay tuần tra biển không người lái (UAV) tối tân MQ-4C đến đảo Guam vào năm 2017, đồng thời gia tăng số lượng các loại máy bay hiện đại như “sát thủ săn ngầm” P-8A Poseidon và “chim lửa” MQ-8C Fire Scout tại khu vực này.

Siêu máy bay không người lái MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ hạ cánh xuống căn cứ quân sự ở bang Maryland - Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngoài những mẫu máy bay hiện đại kể trên, quân đội Mỹ còn dự định bổ sung chiến đấu cơ “siêu ong bắp cày” F/A-18 Super Hornets phiên bản đã nâng cấp cho các tàu sân bay, theo trang tin hàng không FlightGlobal (Anh) ngày 22.7. F/A-18 sẽ nhận được sự hỗ trợ từ máy bay cảnh báo sớm E-2D Avanced Hawkeyes cùng EA-18G, chiến đấu cơ tác chiến điện tử chủ lực của quân đội Mỹ.

Thông tin về kế hoạch triển khai khí tài này được Đô đốc Jonathan Greenert, tư lệnh Hải quân Mỹ, tiết lộ. Kế hoạch mới, dự kiến sẽ tiến hành trong 5 năm tới, được đề ra trong bối cảnh Washington ngày càng lo ngại trước các hoạt động hung hăng của Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, FlightGlobal cho hay.

Mỹ sẽ điều hàng loạt siêu máy bay quân sự đến châu Á - ảnh 2

Máy bay cảnh báo sớm Grumman E-2C (phía sau) đang tiếp nhiên liệu cho một chiếc chiến đấu cơ F/A-18 ngay trên không - Ảnh: Hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có được 47 “sát thủ săn ngầm” Poseidon vào cuối thập niên này và sẽ có thể thay thế hoàn toàn phi đội P-3C Orion hiện có vào năm 2019.

Tiêm kích tàng hình F-35 cũng sẽ được điều động sang châu Á vào năm 2018, theo kế hoạch.

Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào phát triển phần mềm lẫn phần cứng để mẫu máy bay do thám Poseidon có khả năng phóng siêu ngư lôi diệt ngầm MK 54, theo FlightGlobal.

Theo Thanh Niên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top