Thế giới

Nga bắt đầu tiêu hủy thực phẩm nhập lậu từ phương Tây

ClockThứ Sáu, 07/08/2015 07:48
TTH.VN - Các quan chức Nga ngày 6/8 đã tiêu hủy nhiều tấn phô mai, trái cây và rau quả nhập lậu từ phương Tây, bất chấp sự phẫn nộ của người dân trong bối cảnh đất nước đang hứng chịu khủng hoảng kinh tế.

Vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh tiêu hủy tất cả các loại thực phẩm, từ pho mát đến trái cây và rau quả vi phạm lệnh cấm nhập khẩu từ phương Tây, được áp đặt nhằm trả đũa lệnh trừng phạt liên quan tới khủng hoảng Ukraine.

Một máy ủi nghiền nát nhiều thùng pho mát bên ngoài thành phố Belgorod, phía nam của Nga - Ảnh: AFP 

Đến cuối ngày 6/8, tổng cộng 319 tấn lương thực đã bị tiêu hủy. Trong đó, một số loại thịt nhập khẩu từ Ý đã bị đốt cháy trong lò đốt rác của sân bay Pulkovo Saint Petersburg. Ngoài ra, gần 9 tấn pho mát cũng bị tiêu hủy, một phát ngôn viên của Cơ quan an toàn thực phẩm Nga Rosselkhoznadzor cho biết.

"Từ hôm nay, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thô và các loại thực phẩm khác nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào bị cấm nhập khẩu vào Nga, trong khuôn khổ lệnh trừng phạt kinh tế sẽ ngay lập tức bị tiêu hủy", Bộ Nông nghiệp nước này cho biết trong một tuyên bố.

Hồi năm ngoái, Moscow đã cấm nhập khẩu một loạt các loại thực phẩm từ phương Tây, từ các thực phẩm phổ biến như pho mát, patê, dăm bông đến các mặt hàng trái cây chủ lực như táo.

Phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov thừa nhận rằng, việc tiêu hủy thực phẩm một cách "trực quan” có lẽ sẽ “không dễ chịu", nhưng ông này cũng yêu cầu phương tiện truyền thông không được "phóng đại vấn đề" về những “thực phẩm nhập lậu” này.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Alexander Tkachev cho biết, sự phá hủy là cần thiết vì thực phẩm có "chất lượng đáng ngờ".

"Đó là một điều hiển nhiên trên toàn thế giới rằng, các mặt hàng vi phạm luật/ hàng lậu sẽ bị tiêu hủy", ông Tkachev phát biểu trên truyền hình nhà nước Nga.

Tuy nhiên, quyết định trên đã dấy lên sự phẫn nộ của người dân trong bối cảnh đất nước đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, đã đẩy hàng triệu người Nga vào cảnh đói nghèo và khó khăn khi họ không có đủ thực phẩm cơ bản.

Một ngày trước đó (5/8), hơn 280.000 người Nga đã ký vào một bản kiến ​​nghị trực tuyến trên trang mạng Change.org với mục đích yêu cầu phân phát những thực phẩm bị tịch thu cho người nghèo.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Gennady Zyuganov cho rằng, động thái này là "cực đoan" và đã đề nghị gửi những loại thực phẩm nói trên vào các trại trẻ mồ côi và khu vực của phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. 

Lê Thảo (lược dịch từ Themoscowtimes & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng

Tờ Thailand Business News ngày hôm nay (7/5) cho hay, Thái Lan vừa chào đón hơn 12 triệu du khách chỉ trong vòng 4 tháng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của đất nước Thái Lan - một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah

Ngày 6/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo khoảng 600.000 trẻ em đang trong cảnh chen chúc tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, phải đối mặt với "thảm họa tiếp theo", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc người dân buộc phải di dời sau khi Israel ra lệnh sơ tán trước kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.

UNICEF cảnh báo 600 000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top