Thế giới Thế giới
Người tiêu dùng ASEAN ngày càng quan tâm đến đầu tư bền vững
TTH.VN - Trong một tuyên bố báo chí được phát hành ngày 30/12, Ngân hàng UOB cho biết, sự quan tâm đối với các khoản đầu tư bền vững trên khắp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang ngày càng gia tăng.
Theo UOB, các sản phẩm liên quan tới tiêu chí ESG đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong khu vực. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, số liệu thống kê từ Nghiên cứu Tâm lý Người tiêu dùng ASEAN năm 2021 cho thấy, 91% người tiêu dùng ASEAN bày tỏ mong muốn các tổ chức tài chính cung cấp thêm thông tin về lợi ích của hoạt động đầu tư bền vững, cũng như đưa ra nhiều lựa chọn hơn trong các giải pháp đầu tư bền vững.
Nghiên cứu lưu ý, điều này đặc biệt phổ biến ở Indonesia (ở mức 96%), Singapore (ở mức 91%) và Malaysia (cùng mức 91%). Tại Singapore, 13% số người được hỏi cho biết họ đã mua các sản phẩm đầu tư bền vững; trong khi đó, 61% người khác đang "cân nhắc và quan tâm" đến các sản phẩm đầu tư bền vững, nếu những sản phẩm này phù hợp với hồ sơ rủi ro của họ.
Được biết, khoảng 3.500 người trả lời đến từ 5 quốc gia thành viên ASEAN đã được phỏng vấn trong nghiên cứu của Ngân hàng UOB. Trong số đó, 1.000 người trả lời đến từ Singapore, và các quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam có hơn 600 người trả lời đến từ mỗi nước.
Bà Jacquelyn Tan, người đứng đầu Nhóm dịch vụ tài chính cá nhân tại Ngân hàng UOB tiết lộ rằng, số lượng khách hàng đã đầu tư vào các sản phẩm liên quan tới tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của ngân hàng này đã tăng gấp 6 lần, kể từ khi những sản phẩm này được giới thiệu hồi cuối năm 2020.
Qua đó, bà Jacquelyn Tan cũng kỳ vọng nhu cầu sẽ tiếp tục mở rộng, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người tiêu dùng mong muốn "làm điều tốt đẹp và đóng góp vào sự phát triển bền vững".
Ngoài ra, nghiên cứu do Ngân hàng UOB thực hiện cũng cho thấy, các thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi hơn trong khu vực này, đặc biệt là thanh niên thuộc thế hệ Gen Z (những người được sinh ra trong giai đoạn 1997-2012) và thế hệ Millennials (sinh ra trong giai đoạn 1980-2000), có trách nhiệm nâng cao nhận thức về tính bền vững.
Theo 51% người được hỏi thuộc thế hệ Gen Z trong cuộc khảo sát nói trên, việc định hình một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ hiện tại và tương lai là một động lực chính để họ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm bền vững. Con số này cho thấy mức tăng hơn 7 lần so với năm 2020, tăng từ mức chỉ 7%.
Cùng chung cảm nhận này là 61% người được hỏi thuộc thế hệ Millennials vào năm 2021, so với mức 41% trong năm 2020.
Nghiên cứu lưu ý thêm, những người được hỏi ở Singapore đã và đang thực hiện những thay đổi về cách sống, để sống một cách bền vững hơn. Trong đó, 31% khẳng định, họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc bền vững, trong khi 36% đang thay thế giỏ hàng hóa và dịch vụ hiện tại bằng những lựa chọn thay thế bền vững hơn.
Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”