ClockChủ Nhật, 15/05/2016 14:47

Nguyên Thống đốc NHNN: Cẩn trọng khi vay 500 tấn vàng của dân!

“Chúng ta phải rất cẩn trọng. Khi có đầy đủ các cơ chế quản lý rõ ràng, chúng ta mới huy động được lượng lớn vàng đang nằm trong dân để đầu tư phát triển kinh tế”.


Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, lượng vàng trong dân hiện nay còn rất lớn, ước tính khoảng 500 tấn (ảnh chụp người dân chen nhau, xếp hàng vài giờ để mua vàng ngày vía Thần Tài-ảnh minh họa)

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Cao Sĩ  Kiêm đã nói như vậy khi Dân Việt tiếp tục đề cập đến kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội vàng Việt Nam tới Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia.

Ông Kiêm nói: “Huy động vốn trong dân nhằm phát triển kinh tế đất nước là chủ trương chung của chúng ta. Huy động vàng rồi biến nó thành vốn phục vụ trở lại nền kinh tế là ý tưởng rất tốt. Nếu huy động vàng trong dân, Nhà nước-thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động. Với biến động của giá vàng lên-xuống hàng ngày, Nhà nước có các cơ chế, chính sách để bảo đảm được rủi ro cho vàng đã huy động của người dân cũng như rủi ro cho chính mình.

Theo ông Kiêm, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia, Nhà nước có quản lý được không?. “Đúng là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhà nước phải có năng lực quản lý thực sự với thị trường vàng mới có thể ra đời Sở giao dịch này, nhất là thông qua Sở giao dịch này huy động vàng của dân. Sở giao dịch này muốn huy động được vàng trong  dân nhất thiết phải có sự chỉ đạo, điều hành, giám sát, quản lý và can thiệp chặt chẽ của Nhà nước để không tạo ra sự lũng đoạn trên thị trường vàng, tới giá vàng, làm ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ và nền kinh tế”, ông Kiêm nói.

Muốn thành lập Sở giao dịch vàng, Nhà nước phải xây dựng được các quy chế quản lý nó, đặc biệt phải có các chính sách ứng phó với các biến động, rủi ro phát sinh. “Chúng ta huy động vàng của dân chính là người dân gửi gắm tài sản của họ cho chúng ta. Chắc chắn, người dân phải thấy an toàn, có lợi họ mới đưa vàng cho Nhà nước vay thông qua mua trái phiếu, chứng chỉ vàng”-ông Kiêm Phân tích.

Do vậy, “huy động vàng của người dân rồi chúng ta phải có các cơ chế, chế tài đi kèm để quản lý từ đầu vào tới đầu ra. Ví dụ như vàng huy động sẽ được đầu tư vào đâu, như thế nào trong nền kinh tế đem lại hiệu quả. Những rủi ro người dân gặp phải khi dùng vàng mua trái phiếu, chứng chỉ vàng sẽ được xử lý, bảo hiểm ra sao?... Vàng là mặt hàng luôn có sự biến động đi kèm với hoạt động đầu cơ trên thị trường thế giới, nếu chúng ta không có khả năng ứng phó, xử lý các rủi ro tốt ở trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và tài sản là vàng của người dân”-ông Kiêm nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, ông Kiêm cho biết, chúng ta đã ngừng huy động tiết kiệm vàng. Vàng chỉ đang được nhận giữ hộ. Vàng đó cũng chỉ được giữ chứ không được chuyển thành vốn đưa ra đầu tư vào nền kinh tế. Do đó, nếu được huy động tiết kiệm bằng vàng thì chúng ta có thể cho vay, đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Việc không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất lãng phí, đặc biệt khi lượng vàng trong dân hiện lên tới 500 tấn, giá trị ước tính hàng chục tỷ USD (theo tính toán của Hiệp hội vàng Việt Nam).

Muốn biến khối vàng trong dân trở thành vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế, vấn đề còn lại là Nhà nước cần phải cho thấy khả năng của mình trong việc đứng ra huy động vàng của dân. Nhà nước có cân đối được vay-trả vàng cho người dân khi huy động không? Nếu Nhà nước không xử lý được rủi ro về biến động giá vàng thì khó có thể huy động vàng của dân.

“Kinh nghiệm huy động cho vay bằng vàng trong quá khứ đã cho thấy những tổn thất, rủi ro rất lớn. Chúng ta đã từng huy động cho vay bằng vàng. Giá vàng lúc huy động chỉ khoảng 24 triệu đồng/lượng nhưng sau đó, giá vàng vọt lên-có lúc tới gần 50 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp không thanh toán được cho dân số vàng đã huy động theo giá biến động. Người dân khăng khăng đòi vàng huy động của họ phải được tính  theo giá chênh lệch này, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã không thể đáp ứng nổi”-ông Kiêm ví dụ.

Từ bài học này-ông Kiêm cho rằng, Nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ khi muốn xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập ra Sở Giao dịch vàng quốc gia. “Chúng ta phải có cách xử lý với những tình huống tương tự như trong quá khứ; phải rất chú ý, cẩn trọng để tránh "vết xe đổ”. Bởi việc “không xử lý nổi” rất có thể tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường vàng, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chụp giật, thậm chí là lừa đảo trên thị trường vàng, rất nguy hiểm”-ông Kiêm nói.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết: Lượng vàng đang được giữ trong dân rất lớn, ước khoảng 500 tấn, có giá trị hàng chục tỷ USD. Nếu huy động được đây sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

“Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…” -  ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhấn mạnh.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, hiệp hội này đề xuất NHNN xem xét cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu. Ước tính nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu hằng năm cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam hiện khoảng hơn 20 tấn/năm.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, trong thời gian trước mắt, để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024 theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm
Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số
Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Công điện nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”
Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’

Tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 22/8, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế giảm còn xuất phát từ sự “lệch pha” của cả phía ngân hàng lẫn các doanh nghiệp.

Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’
Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng sau khi Fed tăng lãi suất

Trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, nâng lãi suất chính sách lên mức cao nhất trong vòng 22 năm và để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục có một đợt tăng lãi suất khác, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 27/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.736 VND/USD, giảm 10 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng sau khi Fed tăng lãi suất
Return to top