ClockThứ Năm, 07/04/2016 09:55

Nhật Bản có thể mời lãnh đạo Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G7

Nhật Bản đang cân nhắc mời lãnh đạo của 7 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, tham dự một cuộc họp mở rộng của Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra tại miền trung Nhật Bản vào tháng 5 tới.

Nhóm G7+ kêu gọi cải thiện sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế

Lãnh đạo các nước trong nhóm G7 nhóm họp tại Kruen, Đức tháng 6/2015 (Ảnh: Reuters)

Theo NHK, các hội nghị thượng đỉnh G7 (gồm Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản) thường niên gần đây đã mở rộng các cuộc họp và mời lãnh đạo của các quốc gia liên quan tới chương trình nghị sự tới tham dự.

Trong thượng đỉnh năm nay, chính phủ Nhật Bản dự kiến tập trung vào các thách thức mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt. Tokyo dự kiến mời các lãnh đạo từ các quốc gia chủ yếu trong khu vực tới một cuộc họp mở rộng, sẽ được tổ chức với chủ đề liên kết phát triển.

Bảy quốc gia dự kiến được mời gồm 3 nước ASEAN là Indonesia, Lào (hiện là chủ tịch ASEAN), Việt Nam, Chad (hiện là chủ tịch Liên minh châu Phi), Bangladesh, Sri Lanka và Papua New Guinea.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và người đứng đầu các tổ chức quốc tế liên quan khác dự kiến cũng sẽ tham dự G7.

Hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/5 tại GIse-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Return to top