ClockThứ Bảy, 04/02/2017 12:01

Nhớ về một sự kiện trọng đại

TTH - Nhớ lại sự kiện trọng đại của lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc Việt Nam trong mùa xuân Canh Ngọ 1930 năm xưa, chúng ta càng thấy rõ và trân trọng hơn tầm nhìn viễn kiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930. Tranh: Phan Kế An (ảnh Internet)

1. Khát vọng cứu nước cháy bỏng được Nguyễn Tất Thành mang theo trong nhiều năm tháng đi tìm một con đường mới cho dân tộc đang trong vòng nô lệ. Trong bóng tối dày đặc của chế độ cai trị thực dân đang bao trùm hơn một nửa diện tích địa cầu, lòng yêu nước nhiệt thành của người thanh niên nặng lòng yêu thương quê hương, đất nước được mang thêm những yếu tố mới. Đó là lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về một đảng cách mạng chân chính.

Chủ nghĩa yêu nước truyền thống ở Nguyễn Ái Quốc đã gặp chủ nghĩa Mác - Lênin như một tất yếu, phản ánh và đáp ứng những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lựa chọn và phát triển đã không đi theo lối mòn bảo thủ. Nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự độc lập, sáng tạo và cả sự dũng cảm trong tư duy và hành động khi khẳng định rằng: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình và cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa.

Lý luận cách mạng tiên tiến, khoa học mới chỉ là điều kiện cần cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều kiện đủ không thể thiếu là phải xây dựng được một Đảng cách mệnh vững mạnh và đội ngũ cán bộ cách mạng trung kiên, đủ nhiệt tình và năng lực đưa lý luận cách mạng vào thực tiễn đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị mảnh đất để gieo những “hạt giống đỏ” đầu tiên cho cách mạng Việt Nam với tất cả những nỗ lực của mình. Bằng những bước đi thích hợp, Người đã từng bước đưa tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin do Người tìm đến và mang về bén rễ vào thực tiễn cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

Những năm 1925 - 1930 với sự hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ của lớp cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết được Nguyễn Ái Quốc tổ chức và huấn luyện ở Quảng Châu, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, trực tiếp dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên. Với sự nhạy bén chính trị đặc biệt, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập các đại biểu và tổ chức hội nghị tại Hồng Kông trong những ngày đầu xuân Canh Ngọ 1930. Với uy tín và kinh nghiệm cách mạng của mình, sự phân tích thấu tình đạt lý của Nguyễn Ái Quốc về vai trò, trách nhiệm của những ngư­ời Cộng sản trước vận mệnh dân tộc đã đem lại sự đoàn kết nhất trí cho những ng­ười Cộng sản Việt Nam, h­ướng mọi chiến sĩ cách mạng về một mục tiêu chung.

Sự kiện thành lập Đảng trong mùa xuân năm Canh Ngọ 1930 đã đánh dấu bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một trang mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hiện thực hóa trong đường lối và quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện đấu tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn, đã thể hiện tính sáng tạo và hiệu quả bằng thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, từng bước đưa đất nước tiến lên trên con đường hội nhập và phát triển. Cách mạng tháng Tám 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, thắng lợi mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước, bước ngoặt đổi mới từ năm 1986 là những mốc son trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Một nhân tố quan trọng, quyết định, bảo đảm cho việc Đảng giữ vững được uy tín và địa vị lãnh đạo của mình là việc Đảng khẳng định mình là bộ phận ưu tú nhất, tiên phong nhất - Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại - hoặc theo cách nói của Bác Hồ trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960):  Đảng là đạo đức, là văn minh.

Trong bài giảng cho những lớp cán bộ cách mạng đầu tiên được Người trực tiếp đào tạo ở Quảng Châu, sau này được in thành “giáo trình” Đường Kách mệnh nổi tiếng từ năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã nêu những điều cốt yếu về  tư cách một người cách mệnh:

“Tự mình phải: Cần kiệm / Hoà mà không tư / Cả quyết sửa lỗi mình / Cẩn thận mà không nhút nhát / Hay hỏi / Nhẫn nại (chịu khó) / Hay nghiên cứu, xem xét / Vị công vong tư / Không hiếu danh, không kiêu ngạo / Nói thì phải làm. / Giữ chủ nghĩa cho vững / Hy sinh / Ít lòng tham muốn về vật chất / Bí mật.

Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ / Với đoàn thể thì nghiêm / Có lòng bày vẽ cho người / Trực mà không táo bạo / Hay xem xét người.

Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng / Quyết đoán / Dũng cảm / Phục tùng đoàn thể”.

Dù cách dùng từ ngữ ngày nay so với ngôn ngữ cách đây gần một thế kỷ đã có vài đổi khác, song tất cả những điều này đến nay vẫn không hề “cũ”. Đối chiếu những điều này với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống được chỉ rõ trong Nghị quyết TW4 (khóa XII): Không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác; cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình; quan liêu, xa rời quần chúng; nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân... chúng ta thấy không xa. Những nỗ lực xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay cũng tương đồng với tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Tư cách người cách mệnh đã được nêu cách đây 90 năm.

TS. Ngô Vương Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top