ClockThứ Năm, 21/03/2024 12:22

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

TTH.VN - Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

"Bản hòa âm đất nước" đầy truyền cảmCông bố thể lệ Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VIIDâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy TrứHướng tới Liên hoan nghệ thuật nhiếp ảnh Huế - Sài Gòn - Hà Nội

Từ trái qua: NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội; KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh; nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế 

Đoàn văn nghệ sĩ thành phố Huế đến với Thủ đô, gồm nhà thơ Lê Tấn Quỳnh, nhà nghiên cứu lý luận phê bình Hồ Thế Hà, Phạm Phú Phong, nhạc sĩ Lê Chí Quốc Anh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Văn Trân, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế, nghệ sĩ Nguyễn Văn Thanh,… do nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng đoàn.

Hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” được tổ chức nhằm đánh giá sâu sắc, toàn diện nền VHNT ba thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, chỉ rõ hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật của ba thành phố trong giai đoạn mới.

Trong diễn từ khai mạc, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội, khẳng định “Giá trị văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, là những giá trị tiêu biểu, nền tảng của văn hóa Việt Nam”. Theo ông, mỗi thành phố đều xây dựng và tạo nên gương mặt VHNT riêng, bản sắc riêng, đa dạng, muôn vẻ trên nền tảng văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam. Chính từ đó đã tạo nên bức tranh tổng thể của VHNT Việt Nam.

Các tham luận của đoàn Thừa Thiên Huế như “Vai trò văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế trong dòng chảy lịch sử” của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc; “50 năm một chặng đường sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi lễ hội văn hóa dân gian ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thế; “Văn học xứ Huế 50 năm sau ngày đất nước thống nhất: Nhìn từ bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường” của nhà nghiên cứu lý luận phê bình Phạm Phú Phong… đã góp phần tạo nên sự đa sắc màu cho hội thảo và góp phần khẳng định vị thế của VHNT Thừa Thiên Huế trong dòng chảy VHNT nước nhà.

Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh là hoạt động thiết thực của giới văn nghệ sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) sắp tới.

Hoạt động kéo dài trong 4 ngày từ 20 đến 23/3.

Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế vừa giữ gìn bản sắc, vừa mới lên từng ngày

Bảo tồn những giá trị văn hóa đã có, hình thành những giá trị mới, tiếp tục đầu tư có chiều sâu cho văn hóa, xem di sản là tài sản vô giá để phát triển… là những quan điểm được các nhà nghiên cứu văn hóa trẻ đang làm việc ở Huế bàn về tương lai khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản.

Huế vừa giữ gìn bản sắc, vừa mới lên từng ngày
“Quản lý sinh cảnh bền vững”

Đó là chủ đề của hội thảo quốc tế "Quản lý sinh cảnh bền vững" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức khai mạc ngày 2/12.

“Quản lý sinh cảnh bền vững”
Tự hào và trách nhiệm

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những người dân xứ Huế, những người yêu Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ở thành phố Huế trực thuộc Trung ương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tự hào và trách nhiệm
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top