ClockThứ Bảy, 27/10/2012 16:14

Sắc diện mới của “Tam nông” – kỳ 2: Chính sách đầu tư và những hạn chế

TTH - Sự đổi thay diện mạo “tam nông” là kết quả của những chính sách đầu tư đúng hướng. Tuy nhiên, trong tiến trình xây dựng NTM, việc đầu tư thời gian qua vẫn còn hạn chế, bất cập...

Những chính sách đi vào cuộc sống

Ông Hồ Đăng Vang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, ngay từ khi triển khai chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tỉnh chú trọng chính sách đầu tư cho các hạng mục kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tính riêng trong 5 năm qua, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi trên địa bàn cơ bản hoàn thiện. Một số công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, như hồ Truồi, hồ Hoà Mỹ, hồ Thọ Sơn, công trình ngăn mặn Thảo Long cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước, ngăn mặn giữ ngọt vào mùa nắng hạn. Công trình lớn hồ Tả Trạch mang tầm chiến lược và các công trình Tây Nam Hương Trà, Thủy Yên-Thủy Cam... đang được đẩy nhanh tiến độ.

Mô hình thử nghiệm sản xuất rau, quả an toàn

Chính sách trợ giá giống lúa, lạc, ngô, sắn, hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh hạn chế khó khăn cho nông dân, giải quyết tình trạng thiếu giống chất lượng đưa vào sản xuất. Chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, kích thích nông dân mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Riêng dự án tín dụng người nghèo cho khoảng 50 ngàn lượt hộ vay, với tổng nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư mô hình trang trại quy mô lớn được chính quyền, ban ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn, hỗ trợ sản xuất. Chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông lên vùng núi hướng dẫn nông dân chăn nuôi, trồng trọt, góp phần chuyển đổi nhận thức, phương thức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Làng nghề đan lát Bao La đã khôi phục

Tỉnh đầu tư hàng chục tỷ đồng cho ngành nông nghiệp xây dựng nhiều mô hình thí điểm, chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Nhất là cây lúa, nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, năng suất lúa tăng từ 46,6 tạ/ha năm 2006 lên gần 56 tạ/ha năm 2012. Cùng với sản xuất, tỉnh và ngành nông nghiệp có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp mạnh dạn làm dịch vụ hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ, chế biến nông sản. Các chính sách đầu tư “dồn điền đổi thửa”, chương trình trồng rừng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cũng được tỉnh quan tâm. Gần đây, chính sách miễn thuỷ lợi phí được triển khai thực hiện, góp phần giảm chi phí sản xuất cho nông dân... Hệ thống chính sách hợp lý của tỉnh những năm qua góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo diện mạo mới trong nông nghiệp nông thôn.

Khó khăn, thách thức

Nhà nước có hàng loạt chủ trương, chính sách xã hội lớn khác trong nông nghiệp nông thôn được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo và đổi thay diện mạo nông thôn, như xoá đói giảm nghèo, khuyến nông lâm ngư, tạo việc làm, định canh, định cư, các Chương trình 135, 134; trợ giá, trợ cước; xoá nhà tạm...

Ông Hồ Đăng Vang cho rằng, trước yêu cầu xây dựng NTM từng bước hiện đại, những chính sách đầu tư cho “tam nông” thời gian qua chưa đáp ứng. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi nội đồng, chương trình kiên cố hoá kênh mương được đầu tư, song vẫn chưa đảm bảo chủ động chống úng, tiêu úng khi xảy ra lũ tiểu mãn, lũ đầu mùa. Nông dân mới bước đầu tiếp cận kỹ thuật tiên tiến nên việc ứng dụng vào sản xuất lúng túng, chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Phần lớn nông dân trong các lĩnh vực ngành nghề chủ yếu lao động bằng thủ công, chân tay nên giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế chưa cao. Những mô hình mẫu về nông thôn mới, như giao thông nội đồng, cánh đồng mẫu lớn, gắn với thuỷ lợi; trang trại có chất lượng, gắn với sản xuất hàng hoá, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hầu hết các địa phương chưa có chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông chuyên nghiệp để hướng dẫn nông dân tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, khắc phục thiên tai, dịch bệnh.

Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất. Việc tổ chức đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống thuỷ lợi… ở các xã vùng núi, vùng ven biển, đầm phá hết sức khó khăn, chưa đồng bộ. Chính sách đầu tư vốn, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu của các địa phương tuy được tăng cường nhưng còn hạn chế, chưa thật sự ổn định. Các cấp chính quyền chưa nêu cao ý thức tự chủ trong huy động, điều hành ngân sách, còn trông chờ sự hỗ trợ ngân sách cấp trên. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, khuyến công- nông- thương tuy được ưu tiên, song vẫn chưa tìm ra mô hình phù hợp và hiệu quả. Trong khi chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang phát triển đô thị hoá, nhưng các cơ quan chức năng thiếu quan tâm tạo công ăn việc làm ổn định đã đẩy không ít hộ nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp.

Thông tin liên quan:

>> Bài 1: Vui với nông dân

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được chú trọng, song còn chậm, thiếu cơ sở khoa học. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc huy động nguồn vốn trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng còn hạn chế. Tình trạng cháy rừng và khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Một số mô hình trang trại hiệu quả chưa được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng. Số tàu, thuyền tuy tăng nhưng năng lực đánh bắt còn thấp, các trang thiết bị còn thô sơ chưa đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Tình trạng đánh bắt trái phép, mang tính huỷ diệt chậm khắc phục, dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm. Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản tăng, song chủ yếu bằng phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến, năng suất không cao. Công tác kiểm dịch, phòng dịch, quản lý chất lượng nguồn giống thuỷ sản, dịch vụ kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đội ngũ khuyến ngư còn mỏng nên việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa hợp lý, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái rất cao.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

Kỳ cuối: Cần thêm những chính sách hợp lý

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top