ClockThứ Năm, 03/03/2016 06:54

Sử dụng đất đai hiệu quả

TTH - Tài nguyên đất đai là một yếu tố vốn. Song chúng ta đang sử dụng nguồn vốn này thiếu hiệu quả. Hay nói cách khác là đang sử dụng lãng phí.

Cơ giới hóa trên đồng ruộng giúp giảm bớt sức lao động cho nông dân. Ảnh: Nguyễn Khánh

Trước Tết Bính Thân, tình cờ gặp một người quen. Trước đây anh là chuyên viên của một đơn vị cấp tỉnh, sau đó được điều chuyển về làm phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp của một huyện. Trong câu chuyện tôi được biết, huyện này có vùng cát nội đồng rất lớn. Trước đây thì bỏ không, hoang hóa, phải vận động bà con ra khai thác để phát triển nông nghiệp nhưng chẳng mấy người ra. Nay thì đã gần hết, chỉ còn một ít để phân cho bà con địa phương sản xuất. Anh cho biết, người địa phương nếu có phương án sản xuất thì được phân đất, người ngoài địa phương muốn có đất thì phải thuê.

Người địa phương, nghĩa là bà con nông dân. Trong khi người nông dân còn nghèo, tạo điều kiện để người dân có tư liệu sản xuất để có cơ hội nâng cao đời sống là một chủ trương tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế, chính sách sử dụng đất đai như thế chưa hẳn đã hay. Muốn sử dụng đất đai hiệu quả trên từng mét vuông cần không ít thứ: Trước tiên là vốn, sau đó là khoa học kỹ thuật, cách thức tổ chức sản xuất, liên kết thị trường… Tất cả những điều này bà con nông dân chúng ta đều thiếu, rất ít người đáp ứng được vài tiêu chí. Chính sách sử dụng đất đai như thế là manh mún, kém hiệu quả, khó mà phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Tình trạng này xem ra còn kéo dài khi bài toán về chính sách xã hội chưa được giải quyết. Một số tỉnh phía Nam thực hiện chủ trương “cánh đồng mẫu lớn” rất hiệu quả. Ở tỉnh ta có một số huyện cũng thí điểm “cánh đồng mẫu”. Mỗi cánh đồng chừng vài chục ha cũng đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Xét về hiệu quả kinh tế thì được, nhưng tình trạng dôi dư lao động ở nông thôn chưa được giải quyết. Có lẽ chính sách đất đai chúng ta đang “chần chừ” là vì một trong những lý do như thế này.

Tuy nhiên, đến thời điểm này đã xuất hiện nhiều yếu tố cho phép nhìn nhận lại việc thay đổi chính sách sử dụng đất đai, làm thế nào để tài nguyên quốc gia được sử dụng hiệu quả nhất, để góp thêm một yếu tố vốn cho quá trình phát triển. Các yếu tố đó là:

Với các cam kết mở cửa thị trường, hàng loạt hiệp định thương mại khu vực và thế giới được ký kết đến thời điểm có hiệu lực, đặt nền kinh tế chúng ta trong cuộc hội nhập sâu rộng và cạnh tranh quyết liệt, trong đó có nông nghiệp. Chúng ta khó có thể “lần lữa” được nữa. Chỉ có sử dụng nguồn lực đất đai ở một quy mô nào đó, mà thường là quy mô vừa và lớn mới có điều kiện thu hút nguồn lực vốn lớn từ nơi khác đến, từ bên ngoài vào; mới có điều kiện để đưa khoa học kỹ thuật vào; mới hình thành chuỗi sản xuất; mới có điều kiện dẫn dắt sản phẩm nông nghiệp gần hơn với thị trường… Campuchia GDP còn thấp hơn ta, nền nông nghiệp còn lạc hậu hơn ta, thế mà nhiều năm qua, Chính phủ Campuchia “âm thầm thiết kế” hạt gạo đi từ công nghệ giống đến quy trình sản xuất để rồi hạt gạo Campuchia có sức cạnh tranh trên thị trường. Chúng ta không thể làm khác hơn.

Ở nông thôn, cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho việc “tích tụ” ruộng đất. Trải qua hàng chục năm đổi mới và phát triển, con em của bà con nông dân đều được ăn học tử tế, có trình độ học vấn cao. Một bộ phận lớn đã chuyển đổi ngành nghề, di cư làm ăn. Việc hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ ở ngay các trung tâm đô thị cấp III cũng đã hút được một lượng lớn lao động trẻ tuổi. Một số yếu tố khoa học kỹ thuật, tuy chưa cao nhưng cũng đã áp dụng vào nông nghiệp. Đây chính là điều kiện để chúng ta sử dụng tài nguyên đất đai hiệu quả hơn. Vấn đề là chính sách phù hợp và thực hiện chính sách hiệu quả. Dựa trên các tiêu chí: sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả hơn; phát huy thị trường vốn đất đai; chính sách sử dụng đất đai phải cân bằng các chính sách an sinh xã hội.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, quy định rõ mô hình hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.

Khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Return to top