ClockChủ Nhật, 12/11/2017 08:46

Tâm lý bao cấp

TTH - Có một chuyện chúng ta đã nghe nhiều, cứ tưởng chẳng quan trọng gì nhưng thật ra nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Bởi nếu cách nghĩ khác thì hành động sẽ khác.

Trước đây là chuyện người dân, nhiều xã không muốn ra khỏi xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Vì một khi thuộc diện này thì nhà nước đầu tư cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao cơ sở hạ tầng. Đây cũng là một tâm lý bình thường, đã rơi vào điều kiện khó khăn về kinh tế thì ai mà chẳng muốn nhận được sự hỗ trợ. Cái không bình thường chính là, một khi anh đã có điều kiện khá hơn rồi nhưng cách nghĩ vẫn cứ “vịn níu” vào sự trợ cấp. Rất có thể chính những điều này đã đánh mất hoặc làm giảm động lực phấn đấu.

Chính phủ nào cũng vậy, đều có những chương trình hỗ trợ người nghèo, những nơi khó khăn. Với mục đích chính là tạo tiền đề để người dân, các xã khó khăn có điều kiện vươn lên, chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu giải quyết khó khăn trước mắt.

Nói vướng trong tư tưởng là ở chỗ này. Nếu như khi đa số người dân chỉ muốn kéo dài việc được hưởng chính sách xã nghèo thì nó rất có thể sẽ tác động đến cán bộ lãnh đạo ở cấp thôn, xã. Là cấp chính quyền gần dân nhất, cán bộ lãnh đạo có khi là bà con ruột thịt, xóm giềng nên một khi làm “trái” ý dân sẽ khó cho việc lãnh đạo điều hành về sau. Cái chuyện hai xã “tự nguyện” rút ra khỏi xã nghèo ở một huyện miền núi cách đây đã lâu không phải là “suôn sẻ”. Người dân cũng có nhiều lời ra tiếng vào.

Tôi từng nghe một câu chuyện khác. Thời kỳ bao cấp, một xã phát triển vào loại bậc nhất của huyện được vận động lập hồ sơ đề nghị công nhận xã anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Xã gọi là phát triển khá cách đây hơn 20 năm không là gì so với các xã bình thường như bây giờ, nhưng đó là một thành tích rất lớn của thời kỳ ấy. Khi chuyện trò, một lãnh đạo xã nói vui: “Tui sợ anh hùng rồi”. Từ khi được “ngắm” xây dựng xã anh hùng của huyện, mọi chương trình hỗ trợ đều bị cắt. Thế là dân kêu.

Bây giờ là câu chuyện xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới có hai luồng suy nghĩ khác nhau. Ở các xã thuộc loại khá khá thì thích danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài là niềm tự hào của cán bộ và nhân dân trong xã vì những thành tích phấn đấu thì ẩn chứa phía sau mong muốn được nhận một nguồn kinh phí của cấp trên cho đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Dù có mong muốn thế nào thì cũng đều tốt, vì nó tăng cường cơ sở hạ tầng, tạo những điều kiện tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Cái đáng trách là có không ít xã, huyện, tỉnh chạy theo thành tích này mà sinh ra nợ nần với con số rất lớn.

Một hướng suy nghĩ khác là các xã đang được hưởng lợi từ chính sách nhà nước, ví dụ như các xã bãi ngang. Có một tâm lý là không ít người không muốn xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Tương tự như xã nghèo trước đây, một khi đã đạt chuẩn xã nông thôn mới thì đương nhiên, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng không còn.

Tất nhiên ở đây chỉ nói về vấn đề tâm lý và nhận thức, còn thực tế, để được công nhận hay không công nhận không phải tự bản thân người dân, các xã muốn là được. Nó phải thông qua một hội đồng đánh giá các tiêu chí. Tuy nhiên, một khi đã có tâm lý này thì chúng ta không loại trừ sẽ có những báo cáo không trung thực. Một khi tâm lý bao cấp còn nặng thì ít nhiều nó ảnh hưởng đến sự phát triển.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm lý tiêu dùng - “bệ phóng” cho thanh toán số

Hành vi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp đang có những thay đổi, các ngân hàng đang bắt kịp dần với xu hướng này, nhất là trong thanh toán số là khẳng định của ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Tâm lý tiêu dùng - “bệ phóng” cho thanh toán số
Sợ nhất là hành vi kẻ cả

Bỏ qua một bên nguyên nhân là như thế nào, chúng ta cần nhìn nhận vụ việc đánh người của golfer này dưới góc độ văn hóa – văn hóa ứng xử.

Sợ nhất là hành vi kẻ cả
Có phải là nghịch lý?

Niềm tin của các doanh nghiệp (DN) châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam giảm trong quý III vừa qua.

Có phải là nghịch lý
Thi THPT 2022: Giữ tâm lý vững vàng trong phòng thi

Các thí sinh cần có mặt tại điểm thi trước giờ gọi vào phòng thi ít nhất 30 phút, khi làm bài thi cần đọc kỹ đề thi, linh động làm bài, câu dễ làm trước, câu khó làm sau và cố gắng làm hết bài thi.

Thi THPT 2022 Giữ tâm lý vững vàng trong phòng thi
Cần thay đổi tâm lý

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp rất thiếu nguồn nhân lực có tay nghề ở các lĩch vực du lịch, dệt may, thợ máy, thợ điện, chuyền trưởng, kỹ thuật chuyền,...

Cần thay đổi tâm lý

TIN MỚI

Return to top