ClockThứ Hai, 04/12/2017 20:38

Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

TTH - 14 chỉ tiêu chủ yếu; 3 chương trình trọng điểm; 9 nhiệm vụ, giải pháp về kinh tế - xã hội năm 2018 được các đại biểu bàn, thông qua tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10, khóa XV diễn ra ngày 4/12. Ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Đề ra các chính sách, giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung hoàn thành trong nămSáng nay (4/12), khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10, khóa XV (mở rộng)

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (thứ 2, phải sang) trao đổi với các đại biểu trong giờ giải lao

Sau phát biểu khai mạc, chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thông qua dự thảo Chương trình công tác năm 2018 của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Phan Văn Quang thông qua dự thảo Chương trình kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2018. UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực  UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đọc tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2018.

Du lịch – dịch vụ: Ưu tiên hàng đầu

Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 cho thấy, du lịch – dịch vụ vẫn được xác định là trọng tâm, đột phá để phát triển trong thời gian tới.

Theo đó, Tỉnh ủy thống nhất 14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu; trong đó, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 7,5% - 8%; tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) 1.700 USD; giá trị xuất khẩu hàng hóa 920 triệu USD; tổng vốn đầu từ toàn xã hội 20 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước 6.830 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,06%; tạo việc làm mới cho 16 nghìn người… Có 3 chương trình trọng điểm: phát triển du lịch – dịch vụ và doanh nghiệp; phát triển hạ tầng – kỹ thuật, trọng tâm là hạ tầng giao thông; chương trình cải cách hành chính.

Bàn giải pháp thực hiện hiệu quả

Mở đầu phiên thảo luận, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao khẳng định, năm 2018 được xác định là năm du lịch, dịch vụ, nhưng cần tạo cơ chế để tập trung xây dựng thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Thời gian qua, khách lưu trú còn hạn chế, sản phẩm chưa phong phú, chưa đổi mới, vì vậy, giải pháp ưu tiên là chỉnh trang, xây dựng bộ mặt trung tâm thành phố, nhất là dọc tuyến đường Lê Lợi vừa tạo cảnh quan đô thị, vừa có những sản phẩm để phát triển du lịch.

ông Lê Hữu Minh, quyền Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, nâng cấp chất lượng các sản phẩm, liên kết xúc tiến đầu tư là những vấn đề cốt lõi trong phát triển du lịch – dịch vụ của tỉnh. Từ năm 2016, tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp với các sản phẩm du lịch, tour tuyến, nhưng việc liên kết phát triển du lịch vẫn còn yếu, còn lệ thuộc. Cần có sự đột phá mạnh hơn nữa trong phát triển du lịch mới có những nhà đầu tư lớn đến với tỉnh. Muốn vậy, cần tập trung rà soát, đánh giá lại những sản phẩm, chất lượng phát triển du lịch như hiện nay để có sự điều chỉnh phù hợp.

Bàn đến vấn đề phát triển du lịch – dịch vụ, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho rằng, một trong những nguyên nhân khách lưu trú giảm đó là chất lượng, dịch vụ khách sạn yếu, thiếu những khách sạn cao cấp; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng chưa nhanh nhạy, chưa đáp ứng yêu cầu; vấn đề mua sắm, ẩm thực phục vụ du lịch còn rất yếu. Vì vậy, rất cần sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ban, ngành chức năng; đồng thời mở thêm tuyến du lịch các sản phẩm trong thành nội về đêm.

Với vai trò chức năng quản lý của mình, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP. Huế đề xuất, phát triển du lịch – dịch vụ phải có những chính sách thay đổi cụ thể và rất quyết liệt mới thực hiện được như mong muốn, nêu chung chung sẽ rất khó. Vấn đề cải cách hành chính có sự thay đổi, nhưng bản chất vẫn chưa thay đổi nhiều. Muốn đột phá trong phát du lịch cũng phải đổi mới về hạ tầng. Về một số chương trình trọng điểm vẫn còn thực hiện theo tư duy cũ và chính sách cũ, còn phải thực hiện cơ chế xin cho. Thời gian tới, thành phố tập trung nguồn lực cho một số dự án trọng điểm, nhưng ngoài cân đối nguồn ngân sách để chỉnh trang đô thị, tỉnh cần xem xét bố trí nguồn vốn hợp lý cho thành phố triển khai đồng bộ các dự án chỉnh trang đô thị phục vụ phát triển du lịch - dịch vụ.

Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư nêu ý kiến, Huế là địa phương thuận lợi nhất trong xây dựng các sản phẩm du lịch, nhưng công tác truyền thông đối với những đơn vị, doanh nghiệp yếu; cần tạo ra động lực, đưa ra chương trình hành động hằng năm. Nên một năm chỉ triển khai một sản phẩm để dồn sức thực hiện đạt kết quả cao nhất. Rà soát, đánh giá lại các nhà đầu tư trên địa bàn còn năng lực hay không để có giải pháp quyết liệt, không cấp mới cho những nhà đầu tư có dự án mà không thực hiện.

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch – dịch vụ có lợi thế cạnh tranh; phát triển công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, công nghiệp công nghệ cao; phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất nông sản hữu cơ nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư công… là những nhiệm vụ, giải pháp được Tỉnh ủy thông qua trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

Các ý kiến khác bổ sung, năm 2018 cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới, như du lịch Thượng thành, Kỳ đài, phố ẩm thực gắn thương hiệu ẩm thực Huế; phát triển công nghiệp nông thôn, các ngành nghề truyền thống để đa dạng các sản phẩm làng nghề; đẩy mạnh liên kết, kết nối giữa các địa phương phục vụ du lịch.

Trước hậu quả của mưa lũ thời gian qua gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ông Lê Văn Chính, Bí thư Thị ủy Hương Thủy đề nghị, tỉnh cần sớm có chủ trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung sửa chữa đường sá, kênh mương để phát triển sản xuất nông nghiệp; tập trung đẩy nhanh các dự án trên địa bàn. Tỉnh ủy có chủ trương quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn trong chỉ đạo xuất khẩu lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân; quan tâm vấn đề an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo...

Chủ động và năng động hơn

Trước những ý kiến đóng góp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã tiếp thu, giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu quan tâm; đồng thời, phát biểu bế mạc hội nghị. Bí thư Tỉnh ủy kết luận, nhiệm vụ năm 2018 rất quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải năng động, quyết liệt hơn nữa trong lãnh, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải khẩn trương xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ trọng tâm, phân công trách nhiệm để tổ chức thực hiện quyết liệt hiệu quả kinh tế - xã hội năm 2018. Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo sự phấn khởi, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường tiết kiệm chi tiêu công để tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển.  

Năm 2017, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu của tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,76%; du lịch – dịch vụ tăng 6,41%; công nghiệp, xây dựng tăng 12,69%;  nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2,74%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 19 nghìn tỷ đồng; khoảng 700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; thu ngân sách Nhà nước trên 6.770 tỷ đồng; giải quyết việc làm mới hơn 16 nghìn lao động; công tác an sinh xã hội luôn đảm bảo; quốc phòng – an ninh luôn giữ vững…

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Return to top