ClockThứ Bảy, 29/12/2018 07:01

Thảm họa khí hậu gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong năm 2018

TTH.VN - Từ những trận lũ đến nhiệt độ cực cao, 10 trong số những thảm họa liên quan đến khí hậu tồi tệ nhất xảy ra trong năm 2018 đã gây ra thiệt hại ít nhất 84,8 tỷ USD, theo một nghiên cứu vừa được tổ chức từ thiện Christian Aid công bố.

Năm thống khổ nhất lịch sử loài người10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2018 do TTXVN bình chọnTrung Đông 2018 – Khát vọng hòa bình vẫn còn xaASEAN thành lập Tổ chức bảo hiểm rủi ro thiên tai đầu tiên ở châu Á

10 thảm họa liên quan đến khí hậu tồi tệ nhất trong năm 2018 khiến thế giới thiệt hại ít nhất 84,8 tỷ USD. Ảnh: Devdiscourse

Tổ chức cứu trợ của Anh cho biết, thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu đã xảy ra trên mọi lục địa đông dân trong năm nay; đồng thời cảnh báo, hành động khẩn cấp là cần thiết để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

"Báo cáo này cho thấy, đối với nhiều người, biến đổi khí hậu đang có những tác động nặng nề đến cuộc sống và sinh kế của họ", bà Kat Kramer, người đứng đầu nghiên cứu của Christian Aid về các vấn đề khí hậu nhận định trong một tuyên bố.

Các chuyên gia cho rằng, một thế giới ấm lên sẽ dẫn đến sóng nhiệt, lượng mưa cực đoan nhiều hơn, vụ mùa bị thu hẹp và tình trạng thiếu nước ngày càng trở nên tồi tệ, gây ra cả tổn thất về tài chính và khiến con người khó khăn.

Gần 200 quốc gia đang đặt mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình của thế giới theo Hiệp định Paris về Khí hậu năm 2015, mặc dù có một số cảnh báo tiến trình để đạt được các mục tiêu đang đi chậm lại. Liên Hiệp quốc (LHQ) hồi tháng trước cho biết, 20 năm nóng nhất được ghi nhận đã diễn ra trong vòng 22 năm qua, trong đó năm 2018 đang trở thành năm nóng thứ 4.

Các sự kiện thời tiết liên quan đến khí hậu gây tổn thất lớn nhất trong năm 2018 là Bão Florence và Michael, gây ra thiệt hại ít nhất 32 tỷ USD khi đổ bộ vào Hoa Kỳ, Caribbean và một phần Trung Mỹ.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng chịu thiệt hại ít nhất 9 tỷ USD do các vụ cháy rừng, khiến hàng chục người thiệt mạng và phá hủy hàng ngàn ngôi nhà ở California.

Nhật Bản hứng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những trận lũ lụt nghiêm trọng trong mùa hè, tiếp theo là cơn bão mạnh Jebi vào mùa thu, gây thiệt hại tổng cộng hơn 9,3 tỷ USD, báo cáo nói thêm.

Trong khi đó, những đợt hạn hán ở khu vực châu Âu, lũ lụt ở phía nam Ấn Độ và cơn bão Mangkhut xảy ra ở Philippines và Trung Quốc được liệt kê trong số các thảm họa liên quan đến khí hậu gây tổn thất nặng nề nhất trong năm 2018.

Các tác giả của báo cáo đã đối chiếu tổng số liệu tổn thất bằng cách sử dụng dữ liệu từ các nguồn, bao gồm các Chính phủ, ngân hàng và công ty bảo hiểm…

Ngoài ra, các tác giả cũng lưu ý, nhiệt độ gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy những sự kiện thời tiết cực đoan, trong bối cảnh họ thúc giục hành động để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu hơn nữa, sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề nhất đối với những cộng đồng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

"Những tác động của biến đổi khí hậu không còn phảng phất nữa. Thời tiết của thế giới đang trở nên cực đoan hơn trước mắt chúng ta, điều duy nhất có thể ngăn chặn xu hướng tàn phá này leo thang là sự sụt giảm nhanh chóng của khí thải carbon", ông Michael Mann, giáo sư ngành Khoa học Khí quyển tại Đại học bang Pennsylvania, Hoa Kỳ nhấn mạnh trong một tuyên bố về nghiên cứu nói trên.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse)

                                                                                                      

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lại

Các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra sẽ dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, so với những gì từng được ghi nhận trước đây, một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo, từ đó thúc đẩy lời kêu gọi khẩn cấp để xây dựng khả năng phục hồi nhanh.

Châu Á - Thái Bình Dương Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lại
WMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh

Một báo cáo chuyên sâu vừa được công bố ngày 19/6 cho biết châu Âu nên chuẩn bị tinh thần để đối phó với thêm nhiều đợt nắng nóng chết người do biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh rằng đây là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới, với nhiệt độ năm ngoái đã tăng cao hơn khoảng 2,3 độ C với thời kỳ tiền công nghiệp.

WMO Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh
Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu

Theo một báo cáo toàn cầu mới được công bố hôm qua (18/5), ô nhiễm là nguyên nhân dẫn tới khoảng 9 triệu ca tử vong sớm trong năm 2019, tương đương khoảng 1/6 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, khiến các chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng số ca tử vong do hít thở không khí ô nhiễm ngoài trời và những con số “kinh hoàng” về nhiễm độc chì.

Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1 6 số ca tử vong trên toàn cầu
Return to top