Thế giới

1/3 dân số toàn cầu bị “cô lập” để chống dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 25/03/2020 15:31
TTH.VN - Bắt đầu từ ngày 25/3, hơn 1 tỷ dân Ấn Độ sẽ bị “phong tỏa” trong ba tuần để tránh sự lây lan của dịch COVID-19. Như vậy, khoảng 1/3 dân số thế giới đang bị “cô lập” khi tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Thế vận hội Tokyo 2020 cũng đã tuyên bố hoãn đến năm sau.

Cập nhật Covid-19: Châu Âu hơn 20.000 ca mắc, trên 1.500 ca tử vong trong 1 ngàyNhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủPháp: Số ca tử vong vì COVID-19 vượt mốc 1.000 ngườiIMF: Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021Đại dịch COVID-19: Nền kinh tế toàn cầu đang bị tàn phá nghiêm trọng

Nhiều chính phủ buộc người dân ở nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Các thị trường tại chính đột ngột sôi động sau một tháng thê thảm khi Quốc hội Mỹ tuyên bố dự kiến sẽ thông qua gói kích thích khổng lồ, chính thức chung tay cùng các ngân hàng trung ương trên thế giới đối phó với khủng hoảng thông qua khoản tiền hỗ trợ lớn.

Mới đây, Ấn Độ - đất nước đông dân thứ hai trên thế giới đã ra lệnh cấm 1,3 tỷ dân ra ngoài trong vòng 3 tuần tới. Điều lệnh “phong tỏa” này của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhân đôi số lượng người dân chịu hạn chế đi lại lên trên toàn cầu lên thành hơn 2,6 tỷ người.

“Để cứu Ấn Độ, để cứu người dân, cứu chính mình và cứu gia đình... Mọi con đường, khu phố đều bị phong tỏa”, Thủ tướng Modi phát biểu.

Song ở châu Á, Trung Quốc – nơi dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 12/2019 đã nới lỏng các hạn chế đi lại vốn áp dụng cho 50 triệu người ở tỉnh Hồ Bắc, đặc biệt là thành phố Vũ Hán – tâm dịch.

Thành phố Vũ Hán, nơi mầm bệnh được phát hiện trong một khu chợ bán thịt động vật hoang dã sẽ chính thức cho phép người dân đi lại bình thường từ ngày 8/4 tới.

Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến rất nhiều ngành nghề, sự kiện. Điều này được thể hiện rõ nhất khi rất nhiều hoạt động thể thao, văn hóa trên thế giới đều đã bị hoãn, hoặc hủy. Trong số đó, Thế vận hội Tokyo 2020 – một trong những sự kiện thể thao mang tầm quốc tế đáng mong chờ nhất cũng bị hoãn đến năm 2021.

Đây là lần đầu tiên sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này bị hoãn trong thời bình. Được biết, theo lịch trình ban đầu, Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ diễn ra vào ngày 24/7.

Trên khắp hành tinh, con số thương vong gây nên do dịch COVID-19 đã tăng mạnh, với hơn 18.200 ca tử vong và 405.000 người xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó một nửa số ca là ở châu Âu.

Tình hình hiện đang rất phức tạp, nhất là ở châu Âu, nơi Italy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Số người tử vong ghi nhận ở quốc gia thuộc Địa Trung Hải này vừa tăng cao trở lại, chạm mốc 743 trường hợp mới sau hai ngày giảm nhẹ. Ở những quốc gia khác, Ireland đã ra lệnh đóng cửa các ngành nghề, doanh nghiệp thứ yếu. Anh cũng lên kế hoạch cho một bệnh viện dã chiến có sức chứa 4.000 giường bệnh ở London và Tây Ban Nha kêu gọi sự hỗ trợ thiết thực từ Liên minh quân sự NATO.

Gần 140 triệu người Mỹ, tương đương với 40% dân số đang đối mặt với khả năng có thể sẽ bị “phong tỏa”, kể cả ở bang lớn nhất là California.

Nhiều chính phủ đang triển khai hành động theo hướng dẫn của chuyên gia y tế rằng cách tốt để làm chậm tốc độ diễn biến của dịch, cứu sống người già và những người dễ bị tổn thương là áp dụng “cách ly xã hội”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top