Thế giới

15 nước mong đợi lễ ký kết Hiệp định RCEP diễn vào ngày 15/11

ClockThứ Sáu, 13/11/2020 20:20
TTH - Vừa qua, Bộ trưởng của 15 nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã nhất trí ký kết thỏa thuận thương mại vốn đã được chờ đợi rất lâu vào ngày 15/11 này. Cánh cửa dành cho Ấn Độ quay trở lại hiệp định vẫn đang để ngỏ.

Indonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37RCEP là chìa khóa cho sự phục hồi của Đông Á

Hiệp định RCEP sẽ được ký kết vào ngày 15/11. Ảnh minh họa: VOV

Thỏa thuận với sự tham gia của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất châu Á, chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội và thương mại toàn cầu. Đây cũng là khuôn khổ thương mại tự do đầu tiên của Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc – hai đối tác thương mại quan trọng của nước này.

“Sau 8 năm với tiến trình đàm phán bằng cả máu, mồ hôi và nước mắt, chúng ta cuối cùng cũng đi đến khoảnh khắc, thời điểm ký kết Hiệp định RCEP”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia Mohamed Azmin Ali cho biết trong buổi họp trực tuyến.

Ấn Độ cũng đã tham gia vào tiến trình đàm phán kể từ khi mới bắt đầu vào năm 2013. Song năm ngoái, nước này đã quyết định rút khỏi hiệp định. Hiện New Delhi vẫn chưa quay trở lại bàn đàm phán bất chấp nỗ lực khuyến khích của Nhật Bản và trong bối cảnh thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng ở Ấn Độ.

Mặc dù những quốc gia khác sẽ không được phép tham gia vào Hiệp định RCEP trong một khoảng thời gian nhất định kể từ sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực, song điều khoản này lại không áp dụng cho Ấn Độ. Các quốc gia thành viên có kế hoạch sẽ soạn thảo một văn bản riêng, cho phép New Delhi tái tham gia hiệp định bất cứ lúc nào nếu nước này muốn.

Theo đó, RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập luật lệ cho khoảng 20 lĩnh vực, bao gồm cả các luồng dữ liệu xuyên biên giới. Tuy nhiên, so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hoặc Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản – Liên minh châu Âu (EU), thỏa thuận sẽ giảm ít thuế hơn cho ngành nông nghiệp và thủy sản. Ngoài ra, RCEP cũng cắt giảm 61% thuế quan đối với hàng nhập khẩu vào Nhật Bản từ các nước ASEAN, Australia và New Zealand. Con số này đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 56% và từ Hàn Quốc là 49%.

Cũng nhận định về sự kiện lớn này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng gọi việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra vào cuối tuần này là “một thành tựu lớn”. Theo vị lãnh đạo, RCEP khẳng định cam kết tập thể của ASEAN đối với hội nhập kinh tế và hệ thống thương mại đa phương toàn diện, cởi mở và dựa trên quy tắc.

Về phía Việt Nam – Chủ tịch khối ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhận định rằng, ngay sau khi được ký kết, thỏa thuận sẽ thúc đẩy thương mại khu vực, nhất là khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bổ sung thêm ý kiến, GS.TS. Võ Đại Lược – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhấn mạnh: “Với RCEP, ASEAN sẽ tiếp tục trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn và là thị trường tiềm năng cho các quốc gia đối tác. Hiệp định cũng sẽ thúc đẩy ASEAN tái thiết môi trường kinh doanh để đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, qua đó đẩy mạnh sự minh bạch trong thương mại và đầu tư.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Nikkei News, CNA & XinhuaNet)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kết hợp tác về xây dựng Đảng và phát triển du lịch

Sáng 4/10, Thành ủy Huế tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ giữa Ban Thường vụ Thành ủy Huế và Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa (Lào Cai) về hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phát triển du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa giữa hai địa phương.

Ký kết hợp tác về xây dựng Đảng và phát triển du lịch
Mỹ - Nhật - Hàn ký kết văn bản chính thức hóa hợp tác an ninh ba bên

Tin từ Yonhap News hôm qua (29/7) cho biết, các Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vừa ký một văn bản về Khung hợp tác an ninh ba bên (TSCF) trong một động thái nhằm củng cố cam kết liên tục của ba nước đối với hợp tác an ninh ba bên để ứng phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Mỹ - Nhật - Hàn ký kết văn bản chính thức hóa hợp tác an ninh ba bên
Return to top