Thế giới

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

ClockThứ Năm, 14/03/2024 06:40
TTH - Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Á - Thái Bình DươngTrung Quốc lần đầu tiên cắt giảm lãi suất chuẩn trong mùa dịch

 Đồng tiền của một số quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa: congthuong.vn

Theo một báo cáo vừa được Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) công bố, trong khi lãi suất ở hầu hết các nền kinh tế sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2024, thì các nhà kinh tế dự báo lãi suất sẽ giảm nhẹ vào cuối năm nay.

Trước đó, hầu hết các ngân hàng trung ương đều đã tăng mạnh lãi suất chính sách từ đầu năm 2022, nhằm kiềm chế lạm phát. Cũng theo đơn vị này, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là những ngoại lệ trong chu kỳ thắt chặt lãi suất toàn cầu.

Tại Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell hồi tuần trước đã tái khẳng định, ông kỳ vọng lãi suất sẽ bắt đầu giảm trong năm nay, nếu các tín hiệu lạm phát hợp tác; mặc dù vậy, ông Jerome Powell không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Được biết, FED đã giữ lãi suất ổn định trong khoảng từ 5,25 - 5,5% trong cuộc họp được tổ chức vào tháng 1 vừa qua. Các thị trường hiện kỳ vọng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 6 năm nay.

Trong khi đó, tại Khu vực đồng euro (Eurozone), Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tuần trước cũng giữ lãi suất chính sách ở mức cao kỷ lục 4%, báo hiệu họ sẽ không cắt giảm lãi suất trước tháng 6.

Ngân hàng trung ương này cho biết, lạm phát đang giảm nhanh hơn dự báo, đồng thời hạ dự báo lạm phát hàng năm từ mức trung bình 2,7% xuống còn 2,3%. Theo đó, ECB có mục tiêu lạm phát 2%.

Tại khu vực châu Á, Ngân hàng Trung ương Indonesia giữ nguyên lãi suất chính sách chuẩn ở mức 6% trong cuộc họp gần đây. Trong khi lạm phát giá tiêu dùng của quốc gia Đông Nam Á này hiện nằm trong phạm vi mục tiêu là 1,5 - 3,5%, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia đang xem xét cắt giảm 75 điểm cơ bản chỉ trong nửa sau của năm 2024.

“Chúng tôi vẫn đang theo dõi chặt chẽ sự lan tỏa toàn cầu… chủ yếu là tác động từ định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Perry Warjiyo lưu ý.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vào cuối tháng 2 vừa qua đã giữ lãi suất ổn định ở mức 3,5%. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nói thêm, hầu hết các thành viên hội đồng quản trị vẫn cho rằng, còn “quá sớm” để thảo luận về bất kỳ việc cắt giảm lãi suất nào, trong khi lạm phát đang ở trên mức mục tiêu.

Tuy nhiên, nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á của Ngân hàng Goldman Sachs, Goohoon Kwon nhận định, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vẫn có thể là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên ở châu Á cắt giảm lãi suất, với lý do tình trạng giảm phát đang diễn ra và tiêu dùng tư nhân sụt giảm.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top