Thế giới

8 năm máy bay MH370 biến mất: Bí ẩn vẫn chưa được giải đáp

ClockThứ Ba, 08/03/2022 11:31
TTH.VN - 8 năm sau khi chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất sau khi cất cánh, trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không thế giới, bí ẩn này hiện vẫn chưa tìm được lời giải đáp xác đáng. Cùng nhìn lại những giả thuyết chính xung quanh sự biến mất của MH370.

Bí ẩn MH370: Công nghệ mới có thể tìm ra vị trí cuối cùng của máy bayMảnh vỡ tìm thấy ở Ấn Độ Dương có thể của máy bay MH370Malaysia sẵn sàng tiếp tục tìm kiếm MH370 nếu có chứng cứ tin cậyThân nhân hành khách MH370 tìm thấy mảnh vỡ nghi của máy bay mất tíchXuất hiện giả thuyết mới về nguyên nhân MH370 gặp nạn

Đến nay, vụ mất tích của MH370 vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không toàn cầu. Ảnh: AFP/Getty

“Chúc ngủ ngon, Malaysia 370”

Ngay sau những lời cuối cùng này, được nghe thấy từ buồng lái của MH370, chiếc máy bay đã không bao giờ được nhìn thấy nữa.

8 năm kể từ khi chiếc máy bay chở 239 hành khách và phi hành đoàn biến mất (8/3/2014-8/3/2022), gần 30 bộ phận được cho là có liên quan đến máy bay Boeing 777 đã được tìm thấy, trong đó một số đã được xác nhận, một số có khả năng liên quan, và một số khác không xác định được.

Các mảnh vỡ máy bay, nằm rải rác trên đại dương, đã được tìm thấy ở tận đường bờ biển phía đông châu Phi. Ví dụ, cánh bên ngoài của cánh phải được tìm thấy trên đảo Pemba, phía đông Tanzania, vào năm 2016.

MH370 có thể đang ở Ấn Độ Dương rộng lớn?

* Theo giả thuyết mới nhất, nơi an nghỉ cuối cùng của MH370 cách Perth, Australia khoảng 2.000 km về phía tây, trên vùng biển nam Ấn Độ Dương.

Mới đây vào tháng 2, chính quyền Malaysia cho biết có thể sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận thêm với Trung Quốc và Australia để khởi động một sứ mệnh mới tìm kiếm tàn tích của MH370 nếu thu được nhiều bằng chứng đáng tin cậy hơn. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các thông tin tiềm năng mới xuất hiện vào tháng 12/2021 có thể làm sáng tỏ điểm rơi của máy bay.

Bộ trưởng Giao thông Malaysia Wee Ka Siong ngày 6/3 khẳng định công tác tìm kiếm vẫn chưa bị “bỏ rơi”. “Chúng tôi chỉ cần có bằng chứng đáng tin cậy để hành động trước khi có thể thực hiện một cuộc thám hiểm mà chắc chắn có thể mang lại kết quả”, ông nói.

Kỹ sư người Anh Richard Godfrey - một thành viên của Nhóm độc lập MH370, bao gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các cá nhân - cho rằng mình đã tính toán được tọa độ nơi an nghỉ cuối cùng của MH370, cách Perth, Australia, khoảng 2.000 km về phía tây, trên vùng biển nam Ấn Độ Dương.

Nếu phân tích của ông được chứng minh là đúng, khu vực tìm kiếm mới có thể chỉ là 18.000 km vuông, một khu vực nhỏ hơn rất nhiều so với cuộc tìm kiếm năm 2017 trên 120.000 km vuông, là cuộc tìm kiếm lớn nhất từng được thực hiện vào thời điểm đó.

Ông Godfrey đã dựa vào các tín hiệu báo cáo lan truyền tín hiệu yếu (WSPR) chưa được khai thác trước đây, là tín hiệu vô tuyến nghiệp dư công suất thấp, để phát hiện những bất thường có thể do một vật thể lớn gây ra - như máy bay MH370.

Các quyết định của ông bao gồm dữ liệu cho thấy máy bay vấp phải một loạt sóng vô tuyến trong vùng trời trống trải khi nó bay qua, mà ông sử dụng để chứng thực vị trí dựa trên dữ liệu vệ tinh.

Tuy nhiên, khu vực tìm kiếm mới nằm trong khu vực đã được chính quyền Australia xem xét.

Trong một tuyên bố của Cục An toàn Giao thông vận tải Australia, các nhà chức trách xác nhận ông Godfrey là một chuyên gia đáng tin cậy và yêu cầu Cục Khoa học Địa lý Geoscience Australia xem xét lại dữ liệu từ năm 2017 để xác thực những thông tin trước đó.

Cuộc tìm kiếm trước đó được tiến hành trong nhiều giai đoạn, sử dụng kết hợp quét bản đồ vệ tinh chi tiết địa hình đáy biển (khảo sát độ sâu) và tìm kiếm dưới nước bằng các phương tiện dưới biển, với sự hợp tác của các tàu khảo sát Hà Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng.

* Giả thuyết thứ hai: Nhà báo người Pháp Florence de Changy tin rằng mảnh vỡ của MH370 không ở dưới đáy đại dương.

Bà Florence de Changy - phóng viên điều tra nước ngoài tại Hong Kong (Trung Quốc) cho tờ báo Le Monde của Pháp, phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong 30 năm qua - đã xuất bản một cuốn sách trình bày giả thuyết của bà rằng máy bay đã bị bắn rơi trên Biển Đông, tàn tích của nó đã được dọn sạch, và “sự thật có thể đã bị che đậy”.

Thiếu thông tin

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân lớn nhất của tất cả những lý thuyết này có thể là do thiếu thông tin.

Ông Shannon Teoh của hãng tin Straitstimes ở Malaysia cũng cho rằng lỗ hổng thông tin đã gây khó khăn cho các cuộc điều tra về vụ mất tích của MH370 ngay từ đầu.

Cho đến ngày nay, người thân của những nạn nhân xấu số trên chuyến bay MH370 vẫn nuôi hy vọng tìm được câu trả lời. Lễ cầu nguyện hàng năm vẫn được tổ chức vào mỗi dịp tưởng niệm ngày xảy ra vụ việc, trong khi những câu hỏi về vụ mất tích vẫn đè nặng trong tâm trí họ.

Đã 8 năm, và một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hành không toàn cầu vẫn còn bỏ ngỏ…

Bảo Nghi (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm cháu bé nghi mất tích ở biển

Sáng 13/5, chính quyền địa phương thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cùng với người dân và lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các phương án tìm kiếm cháu bé 6 tuổi đang bị mất tích.

Tìm cháu bé nghi mất tích ở biển
Tìm thấy thi thể nạn nhân bị sóng cuốn trôi khi đi bủa lưới

Đến 6 giờ 15 phút ngày 6/3, lực lượng chức năng đã phát hiện thi thể nạn nhân trôi dạt vào bờ biển thuộc tổ dân phố Lập An, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) và tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị sóng cuốn trôi khi đi bủa lưới
Return to top