Thế giới

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng ASEAN năm 2023 và 2024

ClockThứ Năm, 14/12/2023 17:54
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự kiến, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á sẽ tăng 4,3% trong năm 2023, giảm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 9 là 4,6%. Trong đó, mức 4,6% này cũng đã giảm so với dự đoán hồi tháng 4 là 4,7%.

ADB hỗ trợ cải tiến môi trường đô thị ở Luang Prabang, LàoADB và Campuchia xác định ưu tiên cho quan hệ đối tác lĩnh vực năng lượng120 triệu USD được phê duyệt để hỗ trợ khả năng phục hồi của cộng đồng ADB cải cách để mở khóa 100 tỷ USD vốn tài trợ mới hỗ trợ châu Á - Thái Bình DươngChâu Á - Thái Bình Dương: ADB chỉ ra những xu hướng mới nổi về bảo trợ xã hộiTiêu chuẩn xanh khu vực sẽ giúp mở khóa hàng nghìn tỷ USD

 ADB cho biết, những điều chỉnh giảm này phản ánh hiệu quả hoạt động tiếp tục mờ nhạt của lĩnh vực sản xuất ở các nền kinh tế lớn trong khu vực. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Báo Tin tức

Đến năm 2024, tăng trưởng của khu vực sẽ được điều chỉnh tăng lên đến 4,7%. Song đây cũng là mức giảm so với dự báo 4,8% đưa ra vào tháng 9 vừa qua, đồng thời thấp hơn mức 5% đưa ra hồi tháng 4.

Cụ thể, trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 12/2023 vừa được ADB công bố, ngân hàng cho biết, những điều chỉnh giảm này phản ánh hiệu quả hoạt động tiếp tục mờ nhạt của lĩnh vực sản xuất ở các nền kinh tế lớn và định hướng thương mại hơn ở Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Thái Lan chứng kiến nhu cầu bên ngoài yếu

Trong dự báo tăng trưởng năm 2023, Thái Lan là một trong những nước có mức cắt giảm dự báo tăng trưởng lớn nhất, từ 3,5% xuống 2,5% do xuất khẩu hàng hóa tiếp tục sụt giảm, chi tiêu công thấp hơn và đầu tư công, tư nhân yếu hơn.

Lo ngại về chi phí sản xuất tăng cao khiến tâm lý kinh doanh sụt giảm trong tháng 10. Trong bối cảnh các chỉ số kinh doanh yếu hơn, đầu tư tư nhân của Thái Lan dự kiến sẽ giảm trong năm nay.

Dự báo tăng trưởng năm 2024 của ngân hàng ADB dành cho Thái Lan đã được điều chỉnh giảm từ 3,7% xuống còn 3,3%, do doanh thu du lịch và xuất khẩu hàng hóa yếu hơn dự kiến, cũng như tâm lý kinh doanh và đầu tư suy giảm.

Dự đoán được đưa ra trong bối cảnh tiêu dùng tư nhân và du lịch là động lực kinh tế chính của Thái Lan.

Việt Nam chậm lại bất ngờ

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 đã giảm từ 5,8% xuống còn 5,2%, mặc dù ước tính tăng trưởng cho năm 2024 vẫn không đổi, ở mức 6%.

Được biết, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2023. Điều này được thể hiện qua mức tăng trưởng chạm mốc 4,2%, tức chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng yếu hơn phản ánh tác động tích lũy của nhu cầu bên ngoài giảm, sự phục hồi trong việc làm và tiêu dùng nội địa còn chậm…

Về nguồn cung, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được nhận định là đang bị cản trở do sản lượng công nghiệp và dịch vụ thấp hơn.

Tăng trưởng chậm lại ở Malaysia

Dự báo tăng trưởng của Malaysia đã bị cắt giảm từ mức 4,5% xuống còn 4,2% trong năm 2023, đồng thời cũng từ 4,9% xuống còn 4,6% cho năm 2024.

Theo các chuyên gia ADB, tăng trưởng của nền kinh tế này bị hạn chế do nhu cầu toàn cầu suy giảm, với việc xuất khẩu các sản phẩm điện, dầu mỏ và dầu cọ ngày càng thấp.

Tuy Malaysia có nhu cầu nội địa vững chắc hơn, điều kiện việc làm được cải thiện và du lịch tăng trưởng; nhưng hoạt động sản xuất yếu kém và nhu cầu bên ngoài giảm mạnh đã và đang tiếp tục kìm hãm sự tăng trưởng của Malaysia.

Nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở Indonesia và Philippines

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của Indonesia và Philippines không đổi.

Cụ thể, cả hai nước đều cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm và đà tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục.

Đến năm 2024, đầu tư công cao hơn và chi tiêu tiêu dùng tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của cả hai nước.

Đặc biệt, Philippines được dự báo đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực, ở mức 5,7% vào năm 2023 và 6,2% vào năm 2024.

Cùng lúc này, dự báo tăng trưởng của Indonesia được duy trì ở mức 5% cho cả hai năm 2023 và 2024.

Tăng trưởng ổn định ở Singapore

Dịch vụ và xây dựng tiếp tục được dự đoán là hai lĩnh vực tăng trưởng mạnh ở Singapore, nhưng nhu cầu bên ngoài vẫn yếu.

Trước bối cảnh này, ngân hàng ADB duy trì dự báo tăng trưởng cho Singapore ở mức 1% trong năm nay và 2,5% cho năm 2024.

Sản lượng sản xuất của Singapore nhìn chung giảm ở tất cả các tiểu ngành, ngoại trừ kỹ thuật vận tải, mặc dù nước này đang chứng kiến dấu hiệu cho thấy ngoại thương đang dần cải thiện.

Khu vực châu Á đang phát triển

Nhìn rộng hơn, từ Đông Nam Á sang khu vực châu Á đang phát triển, ngân hàng ADB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho năm 2023 của khu vực từ 4,7% đưa ra trước đó lên mức 4,9%.

Ước tính tăng trưởng cho đến năm 2024 của châu Á đang phát triển sẽ được duy trì ở mức 4,8%.

Báo cáo lưu ý, đến năm 2024, nhu cầu và dịch vụ trong nước sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng của toàn khu vực, với hoạt động sản xuất dần phục hồi.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top