Thế giới

AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”

ClockThứ Hai, 16/09/2024 05:55
TTH - Trong sứ mệnh nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ mới đối với môi trường, nhà nghiên cứu Sasha Luccioni mới đây cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh - một dạng AI có thể tạo ra nhiều loại nội dung và ý tưởng khác nhau) sử dụng nhiều năng lượng gấp 30 lần so với công cụ tìm kiếm thông thường.

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

 AI tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nhưng cũng là một công cụ hỗ trợ quan trọng giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng về khí hậu. Ảnh minh họa: Medium

Được tạp chí Time của Mỹ công nhận là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất trong giới AI năm 2024, nhà khoa học máy tính này đã tìm cách định lượng lượng khí thải của các chương trình như ChatGPT hoặc Midjourney trong nhiều năm qua.

Các mô hình ngôn ngữ lớn cho các ứng dụng AI đòi hỏi khả năng tính toán khổng lồ, được đào tạo trước dựa trên hàng tỷ điểm dữ liệu, điều này đòi hỏi phải có hệ thống máy chủ rất mạnh. Tiếp đó, cần phải sử dụng lượng năng lượng lớn để phản hồi các yêu cầu của từng người dùng.

Theo giải thích của bà Luccioni, thay vì chỉ trích xuất thông tin như một công cụ tìm kiếm, các chương trình AI “tạo ra thông tin mới”, khiến toàn bộ quá trình này “tiêu tốn nhiều năng lượng hơn”.

Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy các lĩnh vực AI, kết hợp với tiền điện tử, đã tiêu thụ gần 460 terawatt giờ điện vào năm 2022 - chiếm 2% tổng sản lượng toàn cầu.

Mặc dù Microsoft và Google đã cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào cuối thập kỷ, nhưng các gã khổng lồ công nghệ này của Mỹ đã chứng kiến lượng khí thải nhà kính do AI của hãng mình tăng vọt trong năm 2023: Google chứng kiến mức tăng 48% so với năm 2019 và Microsoft ghi nhận mức tăng 29% so với năm 2020.

“Chúng ta đang đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu”, nhà nghiên cứu Luccioni nhấn mạnh, từ đó kêu gọi các công ty công nghệ minh bạch hơn trong các dữ liệu về phát thải và có chính sách triển khai đúng đắn.

Song song đó, bà Luccioni cho rằng cũng cần phải “giải thích cho mọi người biết AI có thể và không thể làm gì, và phải trả giá như thế nào”.

Trong nghiên cứu mới nhất của mình, nhà nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc tạo ra hình ảnh có độ nét cao bằng AI cũng tiêu tốn nhiều năng lượng như việc sạc đầy pin một chiếc điện thoại di động.

Giữa thời điểm ngày càng nhiều công ty muốn tích hợp công nghệ sâu hơn vào cuộc sống - với các mô hình đàm thoại (Chatbot) và thiết bị được kết nối hoặc trong các tìm kiếm trực tuyến, bà Luccioni bày tỏ sự ủng hộ đối với việc sử dụng năng lượng một cách tỉnh táo.

“Vấn đề ở đây không phải là phản đối AI, mà là lựa chọn đúng công cụ, và sử dụng chúng một cách sáng suốt”, bà nhấn mạnh.

Trước đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng AI cũng là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng về khí hậu và thiên nhiên. Đồng thời, AI có thể mở ra những cơ hội khử carbon đáng kể. Đơn cử như trong lĩnh vực xây dựng, AI có thể giúp chuyển đổi từ các vật liệu gây ô nhiễm như bê tông, giảm tác động carbon của các hệ thống năng lượng và giao thông, đồng thời hỗ trợ tái sử dụng các tòa nhà hiện có.

“Chúng ta cần tiếp tục cải thiện hiệu quả của AI và đảm bảo AI được phát triển một cách an toàn và có trách nhiệm. Và điều quan trọng là phải khai thác AI để giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh”, Tiến sĩ Will Cavendish - người đứng đầu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu tại Arup cho biết.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP & The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Return to top