Thế giới

AMRO: Dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến ASEAN và nhiều quốc gia khác

ClockThứ Năm, 13/02/2020 14:33
TTH.VN - Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) mới đây đã chỉ ra ảnh hưởng kinh tế của dịch virus COVID-19 ở Trung Quốc lên các quốc gia láng giềng, bao gồm cả các nước Đông Nam Á, với Philippines chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

WHO đặt tên chính thức virus corona (nCoV) là “Covid-19”Virus corona khiến nền kinh tế châu Phi giảm sút nghiêm trọngKinh tế Trung Quốc đối mặt nhiều lo ngại khi số ca tử vong do nCoV vượt mốc 1.000 ngườiThành phố Vũ Hán ban hành các quy định phòng dịch mớiWHO cử nhóm chuyên gia y tế đến Trung Quốc điều tra về dịch virus corona

Không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều nước cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Trong bản báo cáo cập nhật nhất, AMRO cho rằng “dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc” đã khiến tăng trưởng của nước này chậm lại đáng kể, đồng thời, hậu quả cũng lan ra khắp nhiều khu vực và phần còn lại của thế giới.

Được biết, ASEAN+3 gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Dựa trên ước tính của AMRO, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc có thể sẽ chứng kiến mức giảm 0,5%.

Đối với ASEAN+3, văn phòng AMRO cũng ước tính có thể khối sẽ giảm 0,2% GDP. “Những ảnh hưởng liên đới đến khu vực có thể sẽ được nhìn thấy thông qua sự sụt giảm nghiêm trọng trong du lịch Trung Quốc”, tờ Inquirer.Net trích thông tin trong bản báo cáo mới nhất cho hay.

Tình trạng lo sợ lây nhiễm cũng dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trong du lịch của cả khu vực.

Lấy dẫn chứng Philippines, nơi du lịch đóng góp ít nhất 20% GDP, AMRO nhận định các nền kinh tế có ngành du lịch là một lĩnh vực đóng một phần quan trọng và có tỷ lệ du khách Trung Quốc lựa chọn lui tới cao sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, động thái cấm du lịch đến và đi từ Trung Quốc ngay lập tức là một đòn giáng mạnh với ngành du lịch của nhiều quốc gia, với Campuchia, Thái Lan và Hongkong chịu tác động nặng nề nhất. Trong khi đó, Việt Nam có thể nói là “bị đánh bại” ở mức độ thấp hơn.

Cũng theo báo cáo của AMRO, sự sụt giảm mạnh mẽ về du lịch trong đợt dịch SARS xảy ra hồi năm 2003 có thể được xem là một chuẩn mực tính toán có liên quan. Trong đại dịch SARS, ngành du lịch gần như sụp đổ đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Indonesia. Trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 6/2003, ngành du lịch các nước kể trên chịu ảnh hưởng rất lớn, từ 50% - 90%. Tuy nhiên, sự phục hồi trở lại đã được nhìn thấy vào năm 2004. Nếu dịch COVID-19 được rút ngắn, một sự phục hồi tương tự cũng có thể xảy ra.

Đan Lê (Lược dịch từ Inquirer.Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top