Thế giới

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

ClockThứ Bảy, 17/02/2024 10:34
TTH - Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Giá kim loại đồng có thể tăng vọt hơn 75% lên mức cao kỷ lụcIEA nỗ lực giảm chi phí năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triểnHơn 110 quốc gia sẽ tham gia thỏa thuận tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo

IEA và Ấn Độ trong tuần này cho biết, họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên.

Ông Jawed Ashraf cho hay: “Chúng tôi đã hợp tác rất chặt chẽ về chuyển đổi năng lượng và an ninh năng lượng với IEA, và phụ thuộc khá nhiều vào chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Chúng tôi đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tiên vào năm 1998. Năm 2017, chúng tôi trở thành quốc gia liên kết, và đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược vào năm 2021”.

 Những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà ở Modhera, Ấn Độ. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Ấn Độ có vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng toàn cầu và chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Tương lai năng lượng toàn cầu cũng sẽ có tác động sâu sắc đến nước này. Ngoài ra, IEA còn là đối tác rất mạnh mẽ trong thời gian Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch G20 hồi năm ngoái.

“Khi cân nhắc tất cả những điều này, chúng tôi quyết định nếu Ấn Độ trở thành một quốc gia thành viên của IEA thì điều đó sẽ mang lại lợi ích chung. Vào tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã chính thức gửi yêu cầu cho Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol để đăng ký làm thành viên”, ông Jawed Ashraf nói thêm.

Khi được hỏi Ấn Độ có thể đóng góp như thế nào vào hành động vì khí hậu toàn cầu, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp cho rằng, nước này có thể đẩy nhanh đáng kể quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Ấn Độ là nước sản xuất điện lớn thứ 3 thế giới. Nhiên liệu phi hóa thạch hiện chiếm 43% tổng công suất phát điện của Ấn Độ, và quốc gia này cũng đang bổ sung nhiều năng lượng tái tạo hơn so với công suất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể là một trung tâm lớn đối với chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo. Nguồn nhân lực và môi trường thân thiện với đầu tư khiến nơi đây trở thành cơ sở sản xuất lý tưởng cho các linh kiện như tấm pin mặt trời, pin và tua-bin gió. Việc phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ đang được tiến hành. Đồng thời, một số chính sách ưu đãi đối với năng lượng sạch cũng được đưa ra.

Để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu, thế giới sẽ cần thêm năng lực sản xuất năng lượng tái tạo. Một điều quan trọng nữa là nguồn năng lượng này có giá cả phải chăng đối với các nước không có nguồn tài chính tương tự như các nước phát triển.

Đối với quy định hiện hành của IEA rằng quốc gia đăng ký làm thành viên cũng cần là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ông Jawed Ashraf cho rằng, IEA chắc chắn cần mở rộng. Hiện nay, các nước không thuộc OECD là những nước tiêu thụ năng lượng lớn hơn so với các nước thành viên. Nếu IEA đóng vai trò toàn cầu thực sự và thúc đẩy hành động để đạt được các mục tiêu về khí hậu, thì cần vươn ra ngoài phạm vi các thành viên OECD, đồng thời hỗ trợ các quốc gia ở khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top