Thế giới

ASEAN 2020: Chủ động thích ứng, kết nối trong hoạt động của AEM 52

ClockThứ Hai, 31/08/2020 10:16
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi trả lời báo chí về nội dung các Tuyên bố chung tại AEM 52 và gợi mở một số ưu tiên cho khu vực ASEAN trong thời gian tới.

Việt Nam và năng lực lãnh đạo trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020Vượt lên thách thức, duy trì tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Với mục tiêu giúp ASEAN trở thành một không gian kinh tế rộng lớn hơn, quy mô hơn, mang tính gắn kết chặt chẽ và đủ vững mạnh làm điểm tựa cho các nước ASEAN sở hữu vị thế cạnh tranh thuận lợi so với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) và các hội nghị liên quan đã thảo luận và đưa nhiều giải pháp tổng thể cũng như tạo được sự đồng thuận cao.

Ngay sau kết thúc họp báo tổng kết Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời báo chí về nội dung các Tuyên bố chung và gợi mở một số ưu tiên cho khu vực ASEAN trong thời gian tới.

- Xin Bộ trưởng cho biết các Tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị liên quan lần này đã phát đi thông điệp gì từ ASEAN?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52, các Bộ trưởng ASEAN cùng với các đối tác đã phân tích và đánh giá toàn diện về bối cảnh mới của khu vực và thế giới, không chỉ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của ASEAN, các khung khổ hợp tác trong ASEAN và ASEAN với các đối tác khác, mà còn đối phó với những vấn đề của toàn cầu.

Đó là những bối cảnh mới liên quan đến dịch bệnh COVID-19 và tranh chấp thương mại, thậm chí là chiến tranh thương mại, thế nhưng đằng sau đó nữa là cạnh tranh về địa chính trị ở phạm vi toàn cầu.

Đặc biệt, tại hội nghị lần này, ASEAN và các đối tác đã ra những tuyên bố quan trọng, thể hiện ở sự chia sẻ thống nhất nhận định chung của ASEAN với tất cả các đối tác về những vấn đề đang đặt ra; trong đó có hai trọng tâm lớn đã thực hiện cho Năm ASEAN 2020.

Điều này thể hiện qua tính chủ động thích ứng và kết nối trong những hoạt động của AEM 52 cũng như các tuyên bố chung mà ASEAN cùng với các đối tác đưa ra.

Cùng với đó, thể hiện quan điểm tiếp cận và những hành động rất cụ thể và kịp thời của khu vực công; trong đó bao gồm cả các nước ASEAN, các đối tác để tăng cường tính kết nối và ứng phó, thông qua kết nối với cái khu vực doanh nghiệp và khu vực tư nhân. Đây được ví như nền tảng quan trọng đảm bảo được sự ứng phó kịp thời, có hiệu quả với dịch bệnh COVID-19 và những bối cảnh mới.

Đặc biệt, qua đây còn khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, bởi tất cả các cơ chế, khuôn khổ đối thoại và hợp tác đều luôn luôn nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN, cho những cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các nước, các khu vực trên thế giới.

Bởi dù là Đông Á hay đối tác đối thoại song phương, thậm chí lớn hơn nữa là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) vẫnphải khẳng định vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN.

Đáng lưu ý, Việt Nam với tư cách là Chủ tịch và là nước chủ nhà của ASEAN 2020 đã thực hiện tốt vai trò này và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu này.

- Với những kết quả đã đạt được, theo Bộ trưởng từ nay tới cuối năm, những ưu tiên, sự kiện nào của ASEAN có thể tiếp tục đề xuất và thúc đẩy?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trong khuôn khổ của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM 52), những mục tiêu và sáng kiến được thể hiện không chỉ quan điểm của Nước Chủ tịch ASEAN 2020 là Việt Nam, mà còn là sự kế thừa, tập trung vào những nội dung và nội hàm quan trọng của hợp tác nội khối cũng như ngoại khối.

Điều này được thể hiện rất rõ và cụ thể qua 13 sáng kiến mà nước Chủ tịch ASEAN 2020 là Việt Nam đã đưa ra và nhận được sự đồng thuận ngay từ Chương trình Nghị sự năm 2020.

Vì vậy, hai sáng kiến quan trọng là “Chỉ số Hội nhập số ASEAN” và “Tài liệu tham chiếu về Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN” đã được hoàn tất.

Đây là những nền tảng rất quan trọng giúp Việt Nam có những định hướng dài hạn và yêu cầu trước mắt, để thực hiện mục tiêu tăng tính kết nối và khả năng ứng phó của ASEAN. Hơn nữa, đây cũng là những nền tảng hợp tác quan trọng về chuyển đổi số và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Còn 11 sáng kiến khác được coi là trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm, nhất là trong Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 tới.

Mặt khác, trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với các nước khác, Việt Nam cũng đề ra hàng loạt các chương trình hợp tác, kế hoạch phải thực hiện.

Một yếu tố mới cần lưu ý trong khuôn khổ các hoạt động của AEM 52  là việc tiếp cận các khu vực công với khu vực doanh nghiệp, tư nhân.

Hàng loạt các sáng kiến, kiến nghị và các nội dung đã được đề cập đến mang tính tương tác hai chiều và thống nhất lại, bổ sung vào trong các Chương trình hành động tại các kế hoạch hoạt động.

Tôi cho rằng đây là nét mới và rất quan trọng để đảm bảo được vai trò của khu vực công trong hỗ trợ cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp để phát triển.

Hơn nữa, việc thực thi các sáng kiến và tuyên bố quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN +3 và các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế của ASEAN, Bộ trưởng Kinh tế ASEAN + 3, sáng kiến chung giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hàn Quốc… trong ứng phó với dịch COVID -19 và những mục tiêu cơ bản.

Điều này không những vừa phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả lại đảm bảo việc khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường mới của nền kinh tế, tiếp tục tái cơ cấu lại các chuỗi cung ứng, đảm bảo sự tồn tại, duy trì các hoạt động có hiệu quả.

Ngoài ra là những câu chuyện chuyển đổi số hỗ trợ cho các nền kinh tế trong ASEAN và khu vực doanh nghiệp ASEAN cũng như tạo thuận lợi hình thành một thị trường thống nhất thương mại hàng hóa, dịch vụ thu hút đầu tư của ASEAN.

Chưa kể đến là những biện pháp cụ thể để thực thi Cộng đồng kinh tế ASEAN với mục tiêu tới năm 2025 … Đây đều là trọng tâm rất cơ bản mà các Bộ trưởng ASEAN trong Hội nghị AEM lần này đã thống nhất trong nội khối cũng như trong khuôn khổ hợp tác với các nước đối tác.

- Bộ trưởng có thể gợi mở một số nội dung cơ bản tại Hội nghị này liên quan đến các sáng kiến, ưu tiên của ASEAN về đàm phán thúc đẩy đối thoại công-tư và vai trò của Việt Nam?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trong chuỗi Hội nghị của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 đã có rất nhiều diễn biến liên quan trực tiếp đến quan hệ đối tác công - tư, cũng như những mục tiêu của các Bộ trưởng ASEAN và đối tác của ASEAN đều hướng tới tạo thuận lợi và tiếp tục hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân phát triển.

Có 4 yêu cầu, mục tiêu chính được thể hiện rất rõ tại AEM-52 lần này liên quan đến khu vực tư nhân. Cụ thể là trong quá trình phát triển vừa qua, những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 đã tác động sâu rộng đến tất cả các nền kinh tế của ASEAN và các nước đối tác, thậm chí đối với cả kết cấu và thực thể kinh tế-thương mại của khu vực và toàn cầu.

Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các Bộ trưởng ASEAN và các nước đối tác là phải tính đến những yêu cầu thiết yếu cho sự hồi phục của nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ cho người dân.

Hơn nữa, dưới tác động của dịch bệnh đã thể hiện những bất cập, tồn tại và hạn chế của mô hình kinh tế thương mại. Vậy nên, từ thực tế hiện nay phải có những điều chỉnh trong quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp, trong các mô hình và cơ cấu tăng trưởng kinh tế-thương mại.

Câu chuyện thương mại điện tử, chuyển đổi số hay số hóa nền kinh tế không còn xa lạ, đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Do đó, một trong những nội dung lớn đã được bàn bạc tại Hội nghị AEM-52 chính là làm sao để tiếp tục tương tác tốt hơn giữa khu vực công với khu vực doanh nghiệp tư nhân, tạo ra những nền tảng số nhằm phát triển kinh tế, thương mại thuận lợi, hiệu quả và bền vững hơn nữa.

Ngoài ra, việc tăng cường khả năng kết nối, ứng phó kịp thời, như chủ đề của Năm ASEAN 2020, đang đặt ra yêu cầu ở một tầm cao mới do diễn biến mới của dịch bệnh và cục diện chính trị, kinh tế, thương mại thế giới.

Những câu chuyện về chiến tranh thương mại và cạnh tranh địa chính trị đang đặt ra cho ASEAN và cả Việt Nam những vấn đề mới phải đối mặt, từ cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để tạo nên một nền tảng bền vững, chắc chắn hơn nữa cho hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, đến củng cố các hiệp định thương mại tự do như là công cụ cho toàn cầu hóa ở giai đoạn mới.

Vì thế, phải tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế pháp luật để tạo ra môi trường thuận lợi cho tự do hóa thương mại, cho những dòng chảy của thương mại, đầu tư, công nghệ, để tiếp tục được toàn cầu hóa theo đúng định hướng.

Các vấn đề đó đều là những nội dung nền tảng để tăng cường tính tương tác giữa khu vực công với khu vực tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt khi các doanh nghiệp ASEAN phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Tất cả những điều đó đều đã được đề cập đến, và hàng loạt vấn đề đã được giải quyết, thông qua. Các Sáng kiến chung và Chương trình Hành động đều hàm chứa các vấn đề này; trong đó có cả những kiến nghị, đề xuất rất cụ thể của khu vực tư nhân, doanh nghiệp như Hội đồng Kinh doanh ASEAN, Hội đồng Kinh doanh của các đối tác tại ASEAN như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand,… đều đã được tiếp thu, phản ánh.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 đã bao hàm đầy đủ tất cả những nhu cầu, xu thế phát triển của kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững và vai trò trung tâm của ASEAN trong phát triển chung của khu vực và thế giới.

- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top