Thế giới

ASEAN cân nhắc tạo “bong bóng du lịch” để kích cầu ngành du lịch

ClockThứ Năm, 28/05/2020 19:13
TTH - Các quốc gia Đông Nam Á đang cân nhắc tạo ra chương trình “bong bóng du lịch” (một nhóm các nước đồng ý cho phép mở cửa du lịch với nhau) để thúc đẩy du lịch an toàn trước khi vaccine ngăn ngừa COVID-19 được phát triển, báo chuyên ngành TTG Asia đưa tin cho biết.

ASEAN nên tăng cường các cơ sở sản xuất khu vựcHợp tác và linh hoạt là chìa khóa để vực dậy ngành du lịch ASEAN

Các nước ASEAN nỗ lực kích cầu ngành du lịch hậu COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/Baoquocte

Theo TTG Asia, trong cuộc họp mới nhất của Nhóm Tư vấn Du lịch Mê Kông (MeTAG), các thành viên đã thảo luận về việc sử dụng các “bong bóng du lịch” như một biện pháp để tái khởi động ngành du lịch khu vực vốn đã chịu nhiều thiệt hại do đại dịch COVID-19.

Ông Hla Myint, Giám đốc bộ phận quảng bá thuộc Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar cho biết, tại một cuộc họp gần đây của các Bộ trưởng ASEAN, một loạt các chiến lược để phục hồi ngành du lịch đã được thảo luận, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các biện pháp tiêu chuẩn hóa cho các vấn đề như bảo hiểm y tế. Việc giới thiệu các chương trình “bong bóng du lịch”, tương tự như những gì đã được thực hiện với Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng đã được đưa ra bàn thảo.

Trước đó, vào ngày 1/5, một “bong bóng du lịch” đã được khởi động cho các doanh nhân di chuyển vì công việc giữa 10 khu vực của Trung Quốc và Hàn Quốc, với điều kiện là họ phải có kết quả âm tính với COVID-19 trước khi khởi hành và khi đến nơi.

Ông Hla cho rằng, bong bóng du lịch có thể bắt đầu với các nước láng giềng, ví dụ như Myanmar có thể khởi động chương trình với Trung Quốc, Lào và Thái Lan. “Điều quan trọng nhất là chúng ta không tiến hành cách ly, vì vậy cần phải thảo luận chi tiết hơn và phát triển một hệ thống giữa các nước láng giềng”, ông nói.

Trong khi đó, cựu Giám đốc Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) - ông Xu Jing cũng nhấn mạnh rằng “trong trung hạn, chúng ta cần xem xét việc tạo ra các bong bóng du lịch. Chúng ta có thể sử dụng Trung Quốc làm ví dụ, vì du lịch nội địa bên trong Trung Quốc cũng giống như du lịch quốc tế, từ đó rút ra bài học để thích ứng với các nước láng giềng”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ TTG Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top