Thế giới

ASEAN cần tăng cường hợp tác để phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch

ClockThứ Bảy, 15/10/2022 15:22
TTH.VN - Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 28 (ASCC-28) diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tăng cường hợp tác để phục hồi bền vững và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 tại CampuchiaASEAN: Di cư lao động dự kiến phục hồi, vượt mức trước đại dịchXác định những chủ đề chính tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEANASEAN: Khai thác sức mạnh tập thể để thúc đẩy phục hồiSự phục hồi của ngành du lịch, lữ hành ở Đông Nam Á

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khai mạc Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 28 (ASCC-28) diễn ra tại Phnom Penh. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Cụ thể, Thủ tướng Hun Sen cho rằng ASEAN cần tăng cường hợp tác và quan tâm hơn nữa đến phát triển nguồn nhân lực, số hóa, sức khỏe cộng đồng và hệ thống bảo trợ xã hội để sẵn sàng ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Ông cho biết: “Những kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường mạng lưới an toàn xã hội của toàn khu vực. Điều này sẽ đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực công bằng và toàn diện”.

Thủ tướng Hun Sen nhận định, đại dịch đã thúc đẩy việc chuyển đổi giáo dục truyền thống sang hình thức kỹ thuật số và ASEAN nên nỗ lực hơn nữa trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số của hệ thống giáo dục trong khu vực.

Sự phát triển của một nền kinh tế văn hóa và đổi mới cũng là một chiến lược có tiềm năng thúc đẩy phục hồi kinh tế ASEAN, đặc biệt là hỗ trợ du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch và đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cũng theo Thủ tướng Hun Sen, việc tiếp tục tăng cường quan hệ giao lưu nhân dân cũng là một ưu tiên quan trọng sẽ giúp nâng cao nhận thức về các giá trị và bản sắc ASEAN cho thanh niên, cũng như tăng cường vai trò của thanh niên trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN một cách có trách nhiệm.

“Thanh niên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng công nghệ mới trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, họ sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực”, vị thủ tướng khẳng định.

Thêm vào đó, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và toàn diện không thể tách rời việc xem xét giải quyết các mối đe dọa và tác động của biến đổi khí hậu một cách chủ động. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi bão Noru đã gây ra thiệt hại cho nền kinh tế khu vực và cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Về vấn đề này, thủ tướng Hun Sen muốn nhắc lại đề xuất thiết lập Thỏa thuận Xanh ASEAN, sẽ đóng góp đáng kể trong việc hướng ASEAN đến một tương lai bền vững và có tính cạnh tranh cao.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top