Thế giới

Sự phục hồi của ngành du lịch, lữ hành ở Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 11/04/2022 08:23
TTH.VN - Ngành du lịch và lữ hành là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.

Thời hậu COVID-19, Đông Nam Á nên tận dụng tiềm năng từ du lịch nội khốiThận trọng để mở cửa trở lại không là “con dao hai lưỡi” với du lịch Đông Nam ÁMùa du lịch đến gần, Đông Nam Á chạy đua mở cửa lại biên giớiChâu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19Triển vọng và thách thức cho quá trình phục hồi du lịch Đông Nam Á

Với hỗ trợ từ nhiều tuyến, 2022 có thể là năm mà ngành du lịch và lữ hành của Đông Nam Á thực sự phục hồi, mang lại nụ cười cho nhiều người trong khu vực và hơn thế nữa. Ảnh minh họa: Mai Mai/Vietnam+

Việc đóng cửa biên giới, cùng với các hạn chế đi lại trên tuyến quốc tế và các biện pháp giãn cách xã hội đã gây ra thiệt hại to lớn cho ngành, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Trước đại dịch, ngành du lịch đóng góp khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN. Nó cũng là nguồn thu nhập của hàng triệu người, cả trực tiếp và gián tiếp.

Giờ đây, ngày càng nhiều quốc gia ở Đông Nam Á mở cửa trở lại biên giới cho du khách quốc tế đã tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, qua đó kỳ vọng tạo đà cho sự phục hồi của ngành du lịch.

Cụ thể, từ ngày 1/4, Singapore cho phép du khách đã tiêm phòng đầy đủ từ tất cả các quốc gia nhập cảnh vào nước này mà không cần xét nghiệm.

Động thái được chính phủ Singapore thực hiện sau chính sách của chính phủ Thái Lan và Philippines, những quốc gia đã mở cửa biên giới cho du khách đã tiêm chủng từ nhiều tháng trước đó.

Ngay cả khi chúng ta thừa nhận rằng COVID-19 hiện là căn bệnh đặc hữu (tức chúng ta phải sống chung với nó), song vẫn có một số xu hướng du lịch nhất định được hình thành sau khi đại dịch bùng phát mà chúng ta phải chấp nhận và thích nghi.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Visa cho thấy, khách du lịch giải trí hiện đang có xu hướng du lịch đến các cơ sở và điểm đến an toàn hơn, vệ sinh hơn.

Thêm vào đó, khách du lịch đang chuyển hướng chọn đặt phòng sát ngày đi du lịch, thay vì đặt trước nhiều ngày như giai đoạn trước dịch.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn du lịch trong nước. Thông tin chi tiết từ Google cho thấy, so với năm 2020, Indonesia đã chứng kiến mức tăng trưởng đột biến đến 40% về du lịch nội địa ghi nhận trong giai đoạn từ tháng 8 - tháng 9/2021.

Một cuộc khảo sát gần đây của AirBnB cho thấy, hơn một nửa (57,6%) khách du lịch trên khắp châu Á - Thái Bình Dương có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho du lịch trong nước. Quan điểm này cũng được đồng ý và nhất trí bởi 66,7% khách du lịch Malaysia và 65,3% người dân Thái Lan.

Ngoài ra, khách du lịch cũng đang lựa chọn và tìm cách trải nghiệm du lịch đến các điểm đến ở khu vực nông thôn, trong khi tránh lựa chọn các địa điểm phổ biến, vốn thường thu hút nhiều người. Điều này được thể hiện rõ nhất khi gần 3/5 (59,2%) khách du lịch Thái Lan cho biết sẽ lựa chọn du lịch đến các điểm nông thôn - nơi không được lựa chọn bởi phần lớn khách du lịch.

Các khách sạn cũng ngày càng trở nên bền vững và thân thiện hơn với môi trường. Việc chuyển sang làm việc từ xa cũng hỗ trợ xu hướng làm việc đang phát triển trong khu vực.

Trong khi đó, có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng mong muốn về “chuyến du lịch để đời” cũng ngày càng tăng trong năm 2022.

Ngày càng có xu hướng kết nối và tạo kỷ niệm với bạn bè và những người thân yêu, bởi đại dịch chính là thời điểm và cơ hội để mọi người nhận ra ai, cái gì là quan trọng với họ. Nhìn chung, có những thay đổi nhất định về nhu cầu của khách du lịch trong khu vực.

Công nghệ và tính bền vững

Việc sử dụng công nghệ trong ngành du lịch và lữ hành đã và đang góp phần vào sự tăng trưởng của ngành.

Công nghệ làm nền tảng cho các ứng dụng đặt vé, giao diện thanh toán không tiếp xúc và quy trình làm thủ tục lên máy bay của các hãng hàng không... Theo nhận định của các chuyên gia, công nghệ đã khiến cho các dịch vụ du lịch và lữ hành trở nên hợp lý và dễ tiếp cận hơn với du khách.

Trong khi đó, công nghệ mới nổi cũng đang trên đà chứng kiến sự tiếp cận và phát triển rộng rãi hơn.

Đơn cử, sân bay Kuala Lumpur của Malaysia có kế hoạch giới thiệu công nghệ nhận dạng khuôn mặt, cho phép hành khách qua tất cả các cửa mà không cần xuất trình giấy tờ, vé máy bay, từ khi làm thủ tục cho đến khi lên máy bay.

Việc áp dụng kỹ thuật số ngày càng tăng trong khu vực, với nhu cầu ngày càng tăng về du lịch an toàn và không tiếp xúc sẽ làm cho việc đặt vé trực tuyến cho các dịch vụ liên quan đến du lịch trở thành một hình thức tiêu dùng tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là khi số lượng người dùng Internet ở Đông Nam Á ngày càng tăng.

Chưa dừng lại ở đó, công nghệ cũng đang giúp định hình lại câu chuyện về du lịch bền vững.

Khoảng một nửa số du khách tin rằng “công nghệ có thể cho phép các lựa chọn du lịch bền vững với môi trường như nơi ở xanh, nơi ở sinh thái”, trong khi 67% những người được hỏi cũng cho rằng công nghệ có thể hỗ trợ khách du lịch bằng cách cho phép họ tìm hiểu về các lựa chọn du lịch bền vững.

Đòi hỏi hỗ trợ từ chính phủ

Các chính phủ trong khu vực đã và đang hỗ trợ ngành công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Vào thời điểm dịch đỉnh điểm, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chiến dịch quảng bá du lịch trong nước. Đồng thời, các hãng hàng không và các hãng lữ hành Việt Nam cũng áp dụng chính sách giảm giá đến gần 50% hoặc hơn để thu hút người dân đi du lịch.

Bên cạnh đó, ở Indonesia, RedDoorz cũng đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo để triển khai một đợt tiêm chủng trong đó quá trình tiêm diễn ra trên các xe vaccine lưu động. Sáng kiến này đã giúp Indonesia tiêm chủng thành công cho hơn 700.000 người trên cả nước...

Sự hợp tác giữa khu vực công, tư cũng có thể giúp cho tiến trình phục hồi du lịch của khu vực diễn ra trọn vẹn.

Với tất cả sự hỗ trợ mà ngành đang nhận được, năm 2022 có thể là năm mà ngành du lịch và lữ hành của Đông Nam Á thực sự phục hồi, mang lại nụ cười cho nhiều người trong khu vực và hơn thế nữa.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Return to top