Thế giới

ASEAN hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực của khối

ClockThứ Sáu, 18/02/2022 21:13
TTH - Nhìn lại sự kiện lớn vừa kết thúc, tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhấn mạnh, hội nghị tập trung vào việc tăng cường năng lực thể chế của khối ASEAN.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra trong tuần tớiASEAN và Nga kỳ vọng đưa quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới

Lãnh đạo các nước chụp ảnh tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Bên cạnh mục tiêu này, hội nghị cũng tập trung vào vấn đề phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19. Theo Phó Thủ tướng Prak Sokhonn, vấn đề về tiến trình phục hồi kinh tế đã được thảo luận và cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Khuôn khổ phục hồi kinh tế ASEAN, cũng như triển khai các phương pháp thúc đẩy du lịch ASEAN để củng cố nền kinh tế của khu vực.

Trong cuộc họp, các bộ trưởng ngoại giao lưu ý rằng, nhiều nước trong khu vực phụ thuộc vào du lịch. Do đó, nếu không có dòng khách, các doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại. Chính vì lý do này, các doanh nghiệp phải gặp gỡ để trao đổi ý kiến về đổi mới và đầu tư để phát triển doanh nghiệp của mình.

Được biết, trên cương vị là Chủ tịch ASEAN 2022, Campuchia tuyên bố cam kết hợp tác chặt chẽ với các quốc gia đối tác để giải quyết những vấn đề mà khu vực phải đối mặt.

Năm nay, ASEAN sẽ làm việc cùng nhau, hành động cùng nhau để vượt qua các thách thức của khối và đặt ra 3 ưu tiên cho hoạt động tài chính của hiệp hội, trong đó bao gồm phục hồi, xây dựng khả năng phục hồi và thúc đẩy sự thống nhất.

“Với cương vị Chủ tịch ASEAN, chủ đề và sự ưu tiên của Campuchia sẽ nhằm mục tiêu thúc đẩy tinh thần chung của ASEAN với tư cách là một cộng đồng duy nhất, sẵn sàng ứng phó với các tác động và bất ổn của nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững và khả năng phục hồi hậu đại dịch COVID-19”, Vongsey Visoth – Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia khẳng định.

Với tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến chống lại khủng hoảng COVID-19, thông qua việc đưa ra các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đẩy nhanh công tác tiêm chủng và quản lý tác động của COVID-19 đến các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế khu vực, khối khu vực đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế khoảng 5,2% trong năm 2021.

Nhìn chung, trong kỳ họp vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông báo, khu vực đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đồng thời các vị lãnh đạo cũng cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác về thương mại, du lịch và y tế trong khu vực.

Ngoài ra, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã thảo luận về việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, cũng như tái khẳng định về nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và hiệu quả hiệp định nhằm nâng cao sức hấp dẫn của ASEAN đối với đầu tư thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hạnh Nhi

 (Tổng hợp và lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Return to top