Thế giới

ASEAN nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố

ClockThứ Sáu, 05/10/2018 21:09
TTH - Theo tờ Xinhua, Hội nghị chống khủng bố Đông Nam Á 2018 vừa chính thức khai mạc vào ngày 4/10 sẽ thảo luận về các cách thức, chiến lược cụ thể để tiến đến phối hợp hiệu quả hơn trong công tác chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Đông Nam Á nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bốIndonesia: Nhiều nỗ lực nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bốIndonesia hỗ trợ Myanmar đối phó với khủng bố

ASEAN cần ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố, nhất là khủng bố mạng. Ảnh: FMT

Với chủ đề “Phương pháp tiếp cận tổng thể”, hội nghị kéo dài đến hết ngày 5/10 này bàn luận, đánh giá về bốn đầu mối quan trọng hỗ trợ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) định hướng đúng đắn con đường triển khai chiến dịch chống lại mối đe dọa về khủng bố đang diễn biến hết sức phức tạp.

Được biết, các đại biểu đang chú trọng xây dựng khả năng phục hồi xã hội, cũng như tăng cường áp dụng biện pháp chống lại khủng bố quân sự, sử dụng các công nghệ tiên tiến và khám phá các lĩnh vực hợp tác để nâng cao năng lực tập thể của các nước thành viên ASEAN về chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng chính trị - an ninh Hoàng Anh Tuấn nhận định chủ nghĩa khủng bố vẫn là mối đe dọa nguy hiểm nhất đến hòa bình, an ninh, thịnh vượng của khu vực. Do đó, các nước cần tăng cường năng lực chống lại khủng bố, đặc biệt là khủng bố mạng, nhất khi một số nước ASEAN vẫn chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với thể loại khủng bố này.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Xinhua)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Return to top