Thế giới

ASEAN sẽ có ngày hội mua sắm, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới

ClockThứ Hai, 20/02/2023 09:11
Chủ tịch ASEAN năm 2023 là Indonesia gần đây đã đề xuất ý tưởng thúc đẩy thương mại điện tử giữa các thành viên ASEAN, thu hút sự tham gia của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Indonesia trên chặng đường Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2023Indonesia chuẩn bị lộ trình đưa Timor Leste gia nhập ASEANASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chínhTiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEANASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

Việt Nam được coi là một trong những thị trường thương mại điện tử tiềm năng trên thế giới. Ảnh: Vietnam+

Truyền thông Thái Lan ngày 19/2 cho biết Chủ tịch ASEAN năm 2023 là Indonesia gần đây đã đề xuất ý tưởng thúc đẩy thương mại điện tử giữa các thành viên ASEAN, thu hút sự tham gia của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự kiện đầu tiên sẽ là Ngày bán hàng trực tuyến được tổ chức vào Ngày ASEAN 8/8, theo đó giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của ASEAN với giá đặc biệt.

Thương mại điện tử ở ASEAN đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm qua, nhờ sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội và việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh.

Các mạng bán hàng trực tuyến toàn cầu như Alibaba và Lazarus cùng nhiều mạng khác đã thu hút một lượng lớn người mua sắm trực tuyến trong khu vực.

Một nghiên cứu của Google, Temasek và E-Conomy SEA 2018 ước tính rằng nền kinh tế dựa trên internet ở ASEAN đạt 72 tỷ USD về du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông trực tuyến và dịch vụ gọi xe.

Nghiên cứu cũng dự đoán rằng nền kinh tế Internet của Đông Nam Á có thể vượt mức 240 tỷ USD vào năm 2025.

Tân Chủ tịch ASEAN đã nêu ưu tiên phát triển số để đảm bảo rằng khoảng cách số giữa các thành viên ASEAN sẽ được thu hẹp hơn nữa. Việc sử dụng công nghệ thông tin cũng sẽ giúp tạo thuận lợi cho thương mại.

Năm 2019, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) đã ký Hiệp định ASEAN về Thương mại Điện tử, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các giao dịch thương mại điện tử trong ASEAN và tăng cường hợp tác giữa các thành viên.

Mục đích là để phát triển và tăng cường sử dụng thương mại điện tử, cũng như tạo ra một môi trường tin cậy và tự tin trong việc sử dụng thương mại điện tử.

Nhằm tăng cường tiềm năng của thương mại điện tử trong ASEAN, các quan chức chính phủ đã tổ chức các cuộc đàm phán với các cơ quan chịu trách nhiệm về thương mại và thương mại xuyên biên giới, chẳng hạn như hải quan, các cơ sở vận tải, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ…

Theo nguồn tin này, các cuộc thảo luận và khuyến nghị của các cơ quan này sẽ là một phần của Tuyên bố của các nhà lãnh đạo nhằm phát triển Khuôn khổ kinh tế số ASEAN vào cuối năm nay.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top