Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận búa Chủ tịch ASEAN từ người tiền nhiệm. Ảnh minh họa: AFP/Baoquocte.vn
Là Chủ tịch luận phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2023 này, Tổng thống Joko Widodo chỉ ra rằng sự ổn định của ASEAN với tư cách là một khu vực hòa bình, mục tiêu biến khu vực trở thành mỏ neo cho sự ổn định, cũng như thực thi luật pháp quốc tế một cách nhất quán sẽ là mục tiêu của khối.
Vị tổng thống nhấn mạnh: “ASEAN phải là một khu vực phát triển và đề cao các giá trị nhân văn và dân chủ”.
Theo đó, Indonesia hy vọng sẽ thúc đẩy ASEAN hướng tới tăng trưởng nhanh chóng như một khu vực kinh tế toàn diện và bền vững bằng cách tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế. Điều này sẽ chuẩn bị cho sự phát triển ASEAN trong hai thập kỷ tới.
Indonesia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023 ngay sau thành công trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm G20 vào năm 2022, tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali vào tháng 11 vừa qua. Chức Chủ tịch ASEAN kéo theo vai trò lãnh đạo trong nhiều thể chế khác của ASEAN, đáng chú ý là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng.
Được biết, những thách thức chính của khu vực đã không thay đổi trong 2 năm qua. ASEAN phải đối mặt với vấn đề của Myanmar, tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc, cũng như đối mặt với những thách thức trong vai trò trung tâm của mình.
Bên cạnh những vấn đề chính trị lớn, xuất hiện một thách thức đang tồn tại phía trước đối với Indonesia, với tư cách là Chủ tịch ASEAN là hài hòa quan điểm của các nước thành viên về vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, ASEAN dưới sự lãnh đạo của Indonesia sẽ tìm cách ổn định nguồn cung và giá cả quốc tế, bởi điều này được nhận xét là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn khu vực. Indonesia cam kết theo đuổi ASEAN đạt được mục tiêu trở thành “cực tăng trưởng” đáng kể.
Đối với quan hệ thương mại và kinh tế, Indonesia cần đặt nhiều mối quan tâm đến hai thỏa thuận lớn là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Trong đó, Indonesia được kỳ vọng sẽ cân bằng chiến lược giữa ASEAN và các cường quốc khác.
Vì ASEAN không phải là một cơ quan quyền lực, nên khối sẽ sử dụng biện pháp ngoại giao khôn ngoai để duy trì vị thế của mình và Indonesia, với tư cách là Chủ tịch luận phiên của ASEAN trong năm 2023 được nhận xét là có thành tích tốt trong lĩnh vực ngoại giao có thể sẽ lèo lái khu vực phát triển tiến lên trong năm nay, giới chuyên gia nhận định.
Đan Lê (Lược dịch từ The Jakarta Post)