Thế giới

ASEAN và Nhật Bản có thể chung tay giải quyết vấn đề khử carbon

ClockThứ Sáu, 24/11/2023 14:24
TTH.VN - Trong bối cảnh Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt, dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới đây tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), nhân kỷ niệm 50 năm tình hữu nghị giữa Nhật Bản và ASEAN, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Tetsuya Watanabe hy vọng sẽ nhìn thấy hai bên chung tay giải quyết những thách thức chính, như những đối tác thực sự.

Nhật Bản và 8 quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác an ninh mạngNhật Bản cam kết tăng cường hỗ trợ ASEAN trong lĩnh vực hàng hải và số hoá

 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (bên phải) bắt tay với Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn trong một cuộc gặp tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Yomiuri Shimbun

“Tôi mong muốn hai bên gửi đi thông điệp rằng, họ đang cùng nhau định hình tương lai về các vấn đề như khử carbon và công nghệ kỹ thuật số”, ông Tetsuya Watanabe nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn.

Được biết, ERIA được thành lập hồi tháng 6/2008, nhằm giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực Đông Á và tư vấn cho các nhà lãnh đạo ASEAN về chính sách.

Theo Chủ tịch ERIA, với dân số khoảng 700 triệu người, nền kinh tế ASEAN đang tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm. Trong đó, các công nghệ kỹ thuật số được triển khai nhanh chóng, từ đó thu hút đầu tư và dẫn đến một chu kỳ tích cực. 

Bên cạnh đó, “độ tuổi trung bình của ASEAN khá thấp, 29 tuổi ở Indonesia và 27 tuổi ở Philippines, và khu vực này có thể phát triển một tầng lớp trung lưu lớn khi nền kinh tế phát triển. Nhiều công ty khởi nghiệp cũng đang được ra mắt", ông Tetsuya Watanabe cho biết.

Ngược lại, Nhật Bản đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm hơn và dân số thu hẹp, ngay cả khi quốc gia này vẫn giữ vị trí dẫn đầu về các công nghệ tiên tiến.

Từ đó, ông Tetsuya Watanabe cho rằng: “Chúng ta nên kết hợp tiềm năng tăng trưởng và năng lượng trẻ, đổi mới sáng tạo của ASEAN với kinh nghiệm và năng lực xây dựng thể chế của Nhật Bản, nhằm mang lại sự thịnh vượng và tăng trưởng cho Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Đáng chú ý, các quốc gia thành viên ASEAN vào tháng 9 vừa qua đã khởi động đàm phán về Hiệp định Khung về Kinh tế Kỹ thuật Số ASEAN (DEFA), trong đó sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khu vực trong những lĩnh vực như thương mại điện tử, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo (AI). ERIA đang hỗ trợ việc thúc đẩy các cuộc đàm phán bằng cách kết nối những chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, đại diện các công ty khởi nghiệp và những bên liên quan khác với các nhà đàm phán ASEAN.

Ngoài ra, ông Tetsuya Watanabe cũng lưu ý đến Sáng kiến Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC), một đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình khử carbon trên khắp khu vực châu Á theo những cách thức phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Cùng với đó, những thách thức trong tương lai sẽ bao gồm việc tạo ra một siêu lưới điện kết nối các lưới điện trên khắp ASEAN và những cơ chế thương mại carbon trong khu vực.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đòn bẩy trong giải quyết việc làm

Thời gian qua, chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế đã tạo đòn bẩy hỗ trợ người dân trên địa bàn có điều kiện khởi nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh doanh nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Đòn bẩy trong giải quyết việc làm
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Return to top