Thế giới

ASEAN và Trung Quốc tăng cường hợp tác văn hóa, xã hội và kinh tế

ClockThứ Ba, 12/11/2019 14:34
Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc trong các lĩnh vực văn hóa-xã hội và kinh tế là nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị Các tổ chức hữu nghị nhân dân ASEAN-Trung Quốc (CACPPFO) lần thứ 12 diễn ra ngày 12/11 tại thành phố Bandung của Indonesia.

Cách tiếp cận của ASEAN về vấn đề biển Đông và ý nghĩa đối với Việt NamRCEP - tình hình và tương lai của hiệp địnhViệt Nam: Điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất ASEANNạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEANASEAN muốn Mỹ làm đối trọng cân bằng chiến lược ở Biển Đông

Các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc chụp hình chung. Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Tuấn/TTXVN

125 đại biểu các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đã tham dự sự kiện được tổ chức hai năm một lần này.

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa Indonesia-Trung Quốc Sudrajat cho biết, hội nghị họp với tinh thần của Hội nghị Á-Phi năm 1955 cũng diễn ra tại Bandung, nỗ lực xây dựng tình hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi, ủng hộ hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận việc mở rộng hơn nữa các kênh tiếp xúc giữa giới chuyên gia và nhà khoa học, củng cố các nền tảng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, ẩm thực, văn học, thiết kế, bảo vệ môi trường, số hóa và năng lượng.

Hội nghị cũng nhất trí triển khai các dự án homestay ngắn hạn cho sinh viên, giới thiệu các giá trị văn hóa, đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top