Thế giới

ASEAN và Trung Quốc thảo luận về bản dự thảo thứ hai của COC

ClockThứ Tư, 19/10/2022 16:08
Ngày 18/10, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Ho cho biết ASEAN và Trung Quốc hiện đang làm việc về bản dự thảo thứ hai của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

ASEAN, Trung Quốc bàn COC, đề cập diễn biến phức tạp ở Biển ĐôngASEAN 36 sẽ bàn về Biển Đông và COC, không lẩn tránh vấn đề quốc tếASEAN - Trung Quốc đạt tiến bộ trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển ĐôngLãnh đạo cấp cao ASEAN-Trung Quốc họp bàn về thực hiện DOCPhilippines hy vọng Bộ Quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc hoàn thành giữa năm 2017

Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Ho. Nguồn: Xinhua

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến trong Hội nghị bàn tròn lần thứ 11 do Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và báo Khmer Times tổ chức tại Phnom Penh, ông Dato Lim Jock Ho nêu rõ hai bên đã hoàn thành bản dự thảo đầu tiên và đang tiến tới bản dự thảo thứ hai.

Theo ông Dato Lim Jock Ho, ASEAN và Trung Quốc hy vọng các cuộc đàm phán về COC sẽ tiếp tục theo cách thực tế.

Ông nhấn mạnh các cuộc đàm phán đang được tiến hành và hy vọng tiến trình sẽ diễn ra nhanh chóng.

Theo ông Dato Lim Jock Ho, bất chấp nhiều thách thức, bao gồm cả sự đình trệ do dịch COVID-19, các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực để nối lại đàm phán về COC và duy trì động lực của tiến trình này thông qua các nền tảng và hội nghị trực tuyến.

Ông cũng lưu ý nhóm công tác chung đã nối lại các cuộc thảo luận trực tiếp.

Tổng Thư ký ASEAN cho biết thêm, ASEAN sẽ tiếp tục làm việc với Trung Quốc với các cách thức nhằm nâng cao lòng tin và sự tin cậy giữa các bên để tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan diễn ra vào tháng Tám vừa qua tại Campuchia, đại diện các nước ASEAN đã ra tuyên bố về những vấn đề nổi cộm của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Cụ thể, tuyên bố yêu cầu các bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình, xây dựng trên cơ sở nguyên tắc và luật pháp được công nhận, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, xúc tiến thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm kết thúc đàm phán COC.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top