Thế giới

Ashgabat là thành phố đắt đỏ nhất để làm việc ở nước ngoài

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 07:12
TTH.VN - Theo một báo cáo thường niên do Công ty quản lý tài sản Mercer công bố, thành phố đắt đỏ nhất để sinh sống và làm việc ở nước ngoài vào năm 2021 là Ashgabat, thủ đô của Turkmenistan, một quốc gia ở khu vực Trung Á.

Auckland (New Zealand) là thành phố đáng sống nhất thế giới“Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” tìm kiếm người di cưSingapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất khu vực châu Á

Trong bảng xếp hạng năm nay, Hồng Kông, Trung Quốc không còn là thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, Ashgabat đã tăng 1 bậc so với bảng xếp hạng chỉ số chi phí sinh hoạt tại các thành phố trong năm 2020 của Mercer. Ashgabat thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng với Hồng Kông (Trung Quốc), nơi đã dẫn đầu bảng xếp hạng này trong 3 năm trước đó.

Bảng xếp hạng năm 2021 của Mercer đã xếp hạng chi phí sinh hoạt ở 209 thành phố trên thế giới, bằng cách so sánh chi phí của hơn 200 mặt hàng ở mỗi địa điểm, bao gồm thực phẩm, đồ gia dụng, phương tiện đi lại và nhà ở.

Đối với thành phố thủ đô của Turkmenistan, chuyên gia Kate Fitzpatrick tại Mercer khu vực Vương quốc Anh và Ireland nhấn mạnh rằng, lạm phát đã tăng 11% và “việc thiếu ngoại tệ trong nước đã ảnh hưởng đến sự sẵn có và chi phí của các mặt hàng tạp hóa cơ bản”.

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay, thủ đô Beirut của Lebanon trở thành thành phố đắt đỏ thứ 3 đối với người nước ngoài. Thành phố này đã tăng đến 42 bậc trong bảng xếp hạng năm 2021, bởi suy thoái kinh tế nghiêm trọng và sâu rộng do sự leo thang của một số cuộc khủng hoảng, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất của quốc gia này, đại dịch COVID-19, và vụ nổ Cảng Beirut trong năm 2020.

Trong khi đó, Bishkek, thủ đô của Kyrgyzstan được Mercer xếp hạng là thành phố ít đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài.

Dưới đây là danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài, theo phát hiện của Mercer:

  1. Ashgabat, Turkmenistan
  2. Hồng Kông, Trung Quốc
  3. Beirut, Lebanon
  4. Tokyo, Nhật Bản
  5. Zurich, Thụy Sĩ
  6. Thượng Hải, Trung Quốc
  7. Singapore, Singapore
  8. Geneva, Thụy Sĩ
  9. Bắc Kinh, Trung Quốc
  10. Bern, Thụy sĩ

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Bầy chim trong thành phố

Nghĩ về những chú chim quẩn quanh trong lòng phố, không dưng tôi thấy lòng lâng lâng niềm vui khó tả.

Bầy chim trong thành phố
Return to top