Thế giới

Auckland (New Zealand) là thành phố đáng sống nhất thế giới

ClockThứ Năm, 10/06/2021 09:19
TTH.VN - Khi thế giới đang tiếp tục đối mặt với đại dịch, thành phố Auckland của New Zealand được tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) vinh danh là thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu.

ASEAN, New Zealand khẳng định phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh Biển Đông và khu vựcThành phố Hồ Chí Minh là nơi đáng sống thứ 3 trên thế giớiĐài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu ÁĐoàn kết để tái sinh cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình DươngChâu Á nỗ lực đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần 2

Auckland (New Zealand) được vinh danh là thành phố đáng sống nhất thế giới. Ảnh minh họa: EIU/Báo Lao động

Thành quả này có được nhờ vào việc New Zealand đã giành được nhiều thành quả trong tiến trình đối phó với đại dịch COVID-19, từ đó cho phép các trường học, rạp hát, nhà hàng và nhiều điểm tham quan văn hóa khác vẫn duy trì hoạt động trong suốt thời gian khảo sát.

Năm 2020, New Zealand đã đưa vào áp dụng một lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc kéo dài trong vòng nhiều tuần để làm chậm sự lây lan của virus. Nước này cũng đóng cửa biên giới quốc tế đối với phần lớn du khách.

Trong bảng xếp hạng năm nay, các thành phố châu Á – Thái Bình Dương “thống trị” top 10 các thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu, bất chấp đại dịch đã khiến khả năng và chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới giảm đi trông thấy.

Theo Chỉ số Đáng sống Toàn cầu (GLI) 2021, top 10 những thành phố đáng sống nhất thế giới kèm theo điểm lần lượt là: Auckland, New Zealand (96,0); Osaka, Nhật Bản (94,2); Adelaide, Australia (94,0); Wellington, New Zealand (93,7)...

Chỉ số chất lượng sống xếp hạng các thành phố được tổng hợp dựa trên 30 yếu tố định tính và định lượng, dựa trên 5 hạng mục chính bao gồm mức độ ổn định, mức độ chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Do đại dịch, EIU đã bổ sung thêm các chỉ số mới như mức độ căng thẳng của nguồn lực chăm sóc sức khỏe, cũng như hạn chế xung quanh các sự kiện địa phương như về thể thao, nhà hát, nhà hàng và trường học...

Theo nhà kinh tế trưởng toàn cầu của EIU Simon Baptist, tác động của COVID-19 được thể hiện khá rõ ràng trong bảng xếp hạng.

“Đã có những sự thay đổi lớn, cụ thể là ở top 10, nhưng nhìn chung trên cả bảng xếp hạng đều có thay đổi tùy thuộc vào tình hình đại dịch ở từng quốc gia”, Nhà kinh tế trưởng Simon Baptist trả lời phóng viên báo CNBC cho hay.

Giải thích về vấn đề này, các thành phố đang trong tình trạng bị phong tỏa, hoặc chứng kiến số ca nhiễm tăng đột biến trong thời gian khảo sát đã bị trừ khá nhiều điểm theo một số tiêu chí. Chính điều này đã làm một số thành phố ở châu Âu bị tụt hạng.

Điều này được nhìn thấy rõ ở một số nơi, bao gồm thành phố Vienna của Áo – luôn được xếp hạng gần top trong vài năm qua. Tuy nhiên, năng nay Vienna không thể lọt vào top 10 và đứng ở vị thứ 12.

Mặt khác, các thành phố ở Australia, New Zealand và Nhật Bản vẫn duy trì hoạt động cởi mở, với các dịch vụ vẫn tục được hoạt động, trong khi các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước có khả năng phục hồi tốt do số ca nhiễm tương đối thấp.

Thủ phủ Honolulu của tiểu bang Hawaii (Mỹ) là nơi tăng điểm nhiều nhất trong bảng xếp hạng về chỉ số đáng sống này. Cụ thể là tăng 46 bậc lên vị thứ 14 nhờ nỗ lực ngăn chặn dịch lây lan và tốc độ tiêm chủng diễn ra nhanh chóng. Trong các thành phố khác, Đài Loan xếp thứ 33 và Singapore xếp thứ 34.

Xét về tổng quan khu vực, châu Á xếp hạng thấp hơn Bắc Mỹ và Tây Âu, theo EIU. Damascus ở Syria vẫn là thành phố ít đáng sống nhất do tính đến năm nay, Syria đã đánh dấu 10 năm diễn ra nội chiến.

Nhà kinh tế trưởng Simon Baptist nhận định: “Châu Á có một số thành phố đáng sống nhất thế giới, nhưng cũng có một số thành phố ít đáng sống nhất. Trong khi các thành phố của Australia, New Zealand, Nhật Bản đều được xếp hạng cao thì những nơi như các thành phố Dhaka (Bangladesh), Karachi (Pakistan) và Port Moresby (Papua New Guinea) đang ở gần cuối bảng suốt nhiều năm nay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top