Thế giới

Giờ Trái đất khác thường năm 2020

ClockThứ Hai, 30/03/2020 15:09
Giữa đại dịch COVID-19 đang lan tràn khắp hành tinh, Giờ Trái đất 2020 đã được tổ chức bằng các sự kiện trực tuyến. Nhưng sự hưởng ứng vẫn mạnh mẽ bởi giờ đây con người càng hiểu rằng Trái đất này rất mong manh.

Bất chấp dịch COVID-19, Indonesia vẫn tắt đèn kỷ niệm Giờ Trái đấtGiờ Trái Đất 2019: Tắt đèn và trở thành “những người đổi mới”Chiến dịch Giờ Trái đất 2019 nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầu

Các bạn trẻ ở tỉnh Trung Kalimantan của Indonesia cùng tham gia đốt nến nhân Giờ Trái đất tối 28-3 - Ảnh: AFP

20h30 tối 28-3, bắt đầu từ thành phố Sydney của Úc, sự kiện Giờ Trái đất 2020 đã chính thức được khởi động với mục tiêu tái khẳng định cam kết đối với hành tinh. 

Từ Úc - nơi sự kiện từng được tổ chức lần đầu tiên năm 2007, chiến dịch Giờ Trái đất dịch chuyển lần lượt theo múi giờ đi khắp châu Á, đến châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lây lan trên toàn thế giới, Giờ Trái đất năm nay đánh dấu một khoảnh khắc của sự đoàn kết toàn cầu, khi hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tổ chức các sự kiện trực tuyến để đảm bảo an toàn cho những người tham gia và thể hiện tình đoàn kết với những bệnh nhân mắc COVID-19 cũng như đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc ngày đêm để cứu người.

Giờ Trái đất với những ngọn nến tạo dòng chữ "Chiến đấu chống COVID-19" ở Philippines - Ảnh: AFP

Khác với mọi năm, Giờ Trái đất 2020 chuyển trọng tâm từ "Biến đổi khí hậu" sang "Mất đa dạng sinh học", qua đó kêu gọi các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hành động nhằm đảo ngược những tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học. 

Các hoạt động trong chiến dịch năm nay nhằm thúc đẩy những sáng kiến thay đổi hành vi tiêu dùng như tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và không tiêu thụ động vật hoang dã.

Là một sự kiện quốc tế do Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) phát động, Giờ Trái đất khuyến khích mọi cá nhân và tổ chức tắt đèn điện trong một giờ đồng hồ, từ 20h30 - 21h30 (giờ địa phương) trong ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm. 

Mục đích của sự kiện này là kêu gọi mọi người dân tập trung tìm ra những giải pháp để bảo vệ hành tinh và xây dựng một tương lai tươi sáng và bền vững.

Bắt đầu từ Sydney năm 2007, chiến dịch Giờ Trái đất đến nay đã lan tỏa đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết nối hàng triệu người trên thế giới vì mục tiêu hành động chống biến đổi khí hậu.

Giới trẻ ở Maldives tham gia tuần hành kêu gọi bảo vệ hành tinh nhân Giờ Trái đất 2020 - Ảnh: WWF

178 MW

Đó là lượng điện tiết kiệm được trong 1 giờ tắt điện tham gia Giờ Trái đất ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Cơ quan điện nước Dubai (DEWA) cho biết lượng điện không dùng đó tương đương giảm thải được 74 tấn CO2.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
“Tắt đèn 1 giờ” và hơn thế nữa

Tối thứ Bảy tuần này từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút (23/3) sẽ diễn ra hoạt động “Tắt đèn” để hưởng ứng sự kiện “Giờ Trái đất năm 2024”. Với sự kiện này, năm nay được Bộ Công thương phát động với thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen” nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đến toàn thể cộng đồng.

“Tắt đèn 1 giờ” và hơn thế nữa
Thông điệp từ “Giờ trái đất”

Để tiếp tục đạt hiệu quả cao trong tiết kiệm điện và hưởng ứng chiến dịch “Giờ trái đất”, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) đã triển khai thực hiện nhiều nội dung thiết thực.

Thông điệp từ “Giờ trái đất”
Return to top