Thế giới

Ba đề xuất của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các CEO hàng đầu APEC

ClockThứ Năm, 11/11/2021 15:36
Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đầu tư cho các công nghệ mới và thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việt Nam đồng hành cùng APEC hướng tới thập niên phát triển mớiMỹ đề nghị đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2023

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu ghi hình trước phát tại APEC CEO Summit ngày 11-11 - Ảnh: BNG

Phát biểu trong phiên đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) sáng 11-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định phát triển bền vững ứng phó biến đổi khí hậu là trách nhiệm chung của quốc tế, của nhà nước và doanh nghiệp.

Chủ tịch nước cho rằng trong các quyết sách của mình, nhà nước cần tính đến các lợi ích lâu dài, có cách tiếp cận toàn diện, từ hạ tầng, tài chính, thương mại đến bảo vệ môi trường và lao động, xã hội…

Tuy nhiên, nhà nước không thể hành động thay các chủ thể trong xã hội, mà chỉ đóng vai trò khuyến khích bằng cách tạo dựng thể chế, lợi ích phù hợp để huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, người dân, phát huy các dự án công tư cho tăng trưởng xanh.

Do đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu 3 đề xuất với các doanh nghiệp:

- Mỗi doanh nghiệp nên có kế hoạch và lộ trình cắt giảm khí thải theo tiêu chuẩn quốc gia về kiểm soát mức phát thải khí nhà kính, tiêu hao năng lượng; xanh hóa các ngành kinh tế, lối sống và tiêu dùng.

- Đầu tư cho tương lai khi hướng vào các dự án năng lượng sạch, phát triển công nghệ mới với "giá trị xanh" ngày càng cao, xây dựng nền nông nghiệp xanh thông minh; hình thành các chuỗi cung ứng xanh và khuyến khích thay đổi hành vi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng.

- Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC nên xây dựng "Bộ hướng dẫn thúc đẩy kinh doanh bền vững APEC", với trọng tâm là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân Việt Nam hiểu rõ nguy cơ và cơ hội đan xen, đồng thời cam kết hành động quyết liệt để chuyển đổi mô hình kinh tế sang tăng trưởng xanh và ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu.

Trong quá trình này, Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với các thành viên APEC, các quốc gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện các thể chế và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xanh, đổi mới và sáng tạo, các khu công nghiệp sinh thái...

Người đứng đầu Nhà nước Việt Nam khẳng định những chính sách nêu trên cùng thị trường 100 triệu dân và 14 hiệp định thương mại tự do đã tham gia sẽ là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam để cùng hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích và phát triển bền vững.

APEC CEO Summit diễn ra trong 2 ngày 11 và 12-11, với sự tham dự của khoảng 4.500 đại biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo New Zealand, Úc, Indonesia, Hàn Quốc, Đức, Singapore… là những khách mời danh dự của hội nghị năm nay.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top