Thế giới

Bỉ và Đức chật vật xử lý lượng rác thải khổng lồ sau đợt lũ lụt

ClockThứ Ba, 03/08/2021 09:57
Trận lũ lụt lịch sử đã tạo ra hàng trăm nghìn tấn chất thải cồng kềnh tại Đức, số rác thả tại Bỉ là khoảng 1,5 triệu tấn, rất nhiều trong số đó là rác thải xây dựng, thiết bị điện tử, ôtô.

Ít nhất 68 người thiệt mạng do mưa lũ ở Đức, Bỉ

Những đống rác thải sau đợt lũ lụt tại Trooz, Bỉ, ngày 26/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà chức trách của Bỉ và Đức đang đau đầu tìm cách xử lý và thu dọn hàng núi chất thải, gồm máy giặt, đồ đạc bị hư hỏng, hóa chất, nước thải, rác thải xây dựng… sau đợt lũ lụt thảm khốc vào cuối tháng Bảy vừa qua gây ra tại những nước này.

Do lượng rác thải quá lớn nên ưu tiên chính là loại bỏ rác trước khi nó gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và việc xử lý các loại rác này sẽ khó có thể theo hướng tái chế và tái sử dụng như hướng dẫn của Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu.

Ông Jean-Jacques De Paoli, phát ngôn viên của Hiệp hội Quản lý chất thải địa phương của Bỉ (Intradel), cho biết: “Chỉ có một lượng nhỏ rác thải sau lũ lụt ở thành phố Liège của Bỉ được gửi đến các cơ sở tái chế. Chúng tôi đã cố gắng tái chế kim loại, rác thải điện và điện tử - như tủ lạnh và máy giặt, cũng như một số rác thải xây dựng và chất thải sinh học như cây cối. Nhưng hầu hết chất thải sẽ được đưa tới các lò đốt của chúng tôi. Trận lụt đã gây ra một lượng rác thải cực lớn mà về cơ bản là không thể phân tách được.”

Patrick Hasenkamp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các hoạt động công ích địa phương của Đức (VKU) và là người điều hành các dịch vụ xử lý rác thải của thành phố Münster, cho biết: “Vấn đề chính là hỗn hợp rác thải không đồng nhất. Chất thải không chỉ bị ngâm hoặc lẫn với bùn, mà còn bị nhiễm hóa chất. Điều đó làm cho việc phân loại trở nên vô cùng khó khăn. Chúng tôi chỉ có thể tách các vật liệu thô, chẳng hạn như rác thải xây dựng… hoặc thiết bị điện.”

Hiệp hội Liên bang về công nghiệp quản lý chất thải, nước và nguyên liệu thô của Đức (BDE) cho biết do ô nhiễm nên việc tái sử dụng và tái chế hầu như khó có thể thực hiện - một phần lớn chất thải cồng kềnh phải được đốt.

Tuy nhiên, đây sẽ là một vấn đề vì các lò đốt của Đức hiện đã hoạt động với hơn 95% công suất.

Theo BDE, để đốt tất cả số lượng chất thải này, về mặt kỹ thuật, BDE sẽ cần bổ sung các nhà máy đốt chất thải và việc xử lý thậm chí có thể mất vài năm.

BDE cũng ước tính rằng lũ lụt đã tạo ra hàng trăm nghìn tấn chất thải cồng kềnh.

Tại Bỉ, ước tính lũ lụt đã tạo ra khoảng 1,5 triệu tấn rác thải chỉ trong vài ngày. Con số này tương đương với 3/4 khối lượng rác thải trung bình hằng năm của các hộ gia đình ở Wallonie.

Jean-Jacques De Paoli, phát ngôn viên của Hiệp hội Quản lý chất thải địa phương của Bỉ cho biết, khoảng 2.000 tấn chất thải được tạo ra trong 24 giờ ở tỉnh Liège và có quá nhiều rác thải đến nỗi giới chức địa phương phải tập kết các loại rác thải này trên đường cao tốc không sử dụng và tại một khu công nghiệp cũ.

Lũ lụt cũng gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân, điển hình là ôtô. Cédric Slegers, nhân viên của Comet, một công ty Bỉ chuyên thu gom và tái chế các phương tiện đã hết tuổi thọ, thiết bị điện tử nhỏ cũng như kim loại, cho biết: “Chúng tôi ước tính rằng có khoảng 40.000 đến 50.000 xe ôtô hiện đã không còn sử dụng được nữa.”

Ông Slegers cho biết thêm: “Tồn tại nguy cơ về sức khỏe cộng đồng đối với người dân nếu chất thải có chứa các chất độc hại không được loại bỏ nhanh chóng và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ưu tiên của chúng tôi là nhanh chóng thu gom các thiết bị có chưa các chất độc hại này.”

Các chất bị rò rỉ cũng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Công ty công ích Bonn của Đức, chịu trách nhiệm cung cấp nước ở các khu vực bị ảnh hưởng, khuyến cáo người dân nên đun sôi nước trước khi sử dụng, vì “không thể đảm bảo rằng nguồn nước ở đây không bị ô nhiễm.”

Ông Didier Hellin, Tổng Giám đốc công ty cấp nước công cộng ở tỉnh Namur của Bỉ, cho biết một số nhà máy xử lý nước đã phải đóng cửa vì lũ lụt.

Ông nói: “Lũ mang theo bùn, làm hư hại các nhà máy xử lý nước thải. Một số nhà máy sẽ phải được sửa chữa và có thể mất một thời gian. Nếu nước không được xử lý đúng cách, có nguy cơ gây hại cho môi trường nước, đặc biệt là khi chúng ta đang đối mặt với ô nhiễm dầu nghiêm trọng từ những thứ như máy sưởi dầu bị hỏng và các loại ôtô.”

Những trận lũ lịch sử tại Bỉ và Đức hồi cuối tháng Bảy vừa qua đã cướp đi sinh mạng của 221 người, trong đó tại Bỉ là 41 người và Đức là 180 người.

Đây được xem là một trong những thảm họa thiên tai tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn

Chiều 6/4, Nhà máy Điện rác Phú Sơn tổ chức lễ khánh thành đi vào hoạt động. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã..

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Return to top