Thế giới

Biến đổi khí hậu thúc đẩy “mối đe dọa kỷ lục đối với sức khỏe”

ClockThứ Năm, 31/10/2024 06:25
TTH - Biến đổi khí hậu đang gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người, theo Báo cáo Lancet Countdown lần thứ 8 về sức khỏe và biến đổi khí hậu, được công bố ngày 30/10.

Hợp tác quản lý “mối đe dọa” đối với thể thao mùa đôngHàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cam kết giải quyết bụi vàng, biến đổi khí hậu

 Phun hóa chất diệt muỗi nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết tại một trường học ở Philippines. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Đáng chú ý, báo cáo nói trên được đưa ra trong bối cảnh các đợt sóng nhiệt, cháy rừng, bão, hạn hán và lũ lụt tàn phá khắp nơi trên thế giới trong năm nay, năm được dự báo sẽ vượt qua 2023 để trở thành năm nóng nhất lịch sử.

Báo cáo Lancet Countdown được phát triển bởi 122 chuyên gia đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ). Trong số 15 chỉ số mà các chuyên gia đã theo dõi trong 8 năm qua, 10 chỉ số đã “chạm những kỷ lục mới đáng lo ngại”.

Trong số đó là các sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, tử vong ở người cao tuổi vì nắng nóng, sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, và tình trạng thiếu lương thực trong bối cảnh hạn hán và lũ lụt tấn công mùa màng.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên Tờ AFP, Giám đốc Điều hành của Lancet Countdown, bà Marina Romanello nhấn mạnh, báo cáo này cho thấy “những mối đe dọa kỷ lục đối với sức khỏe và sự sống còn của người dân ở mọi quốc gia, ở mức độ mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây”.

Theo báo cáo của Lancet Countdown, số người trên 65 tuổi tử vong vì nắng nóng đã tăng 167% kể từ những năm 1990. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cũng làm mở rộng diện tích mà muỗi lưu hành, loài vật lây truyền những căn bệnh nguy hiểm. Hồi năm ngoái, một kỷ lục mới với hơn 5 triệu ca sốt xuất huyết đã được ghi nhận trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn 2016 - 2022, khoảng 5% diện tích cây xanh trên thế giới đã bị phá hủy, làm giảm khả năng hấp thụ CO2 của Trái Đất. Vào đầu tuần này, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, bất chấp nhiều thập kỷ cảnh báo, lượng khí thải nhà kính chính trên toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023.

Tuy nhiên, Giám đốc Điều hành của Lancet Countdown cũng ghi nhận “một số dấu hiệu tiến triển rất đáng khích lệ”. Trong đó, số ca tử vong do ô nhiễm không khí liên quan đến nhiên liệu hóa thạch đã giảm gần 7% xuống còn 2,10 triệu ca trong giai đoạn 2016 - 2021, chủ yếu là do những nỗ lực giảm ô nhiễm từ việc đốt than.

Ngoài ra, tỷ lệ năng lượng tái tạo sạch được sử dụng để tạo ra điện đã tăng gần gấp đôi trong cùng kỳ, lên 10,5%. Cũng có những dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán về khí hậu đang chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe, bà Marina Romanello cho biết; đồng thời chỉ ra các cuộc đàm phán tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP), và những kế hoạch khí hậu quốc gia sẽ được đệ trình vào đầu năm tới.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top