Thế giới

Biến thể Omicron hoành hành, thế giới vượt ngưỡng 400 triệu ca nhiễm COVID-19

ClockThứ Năm, 10/02/2022 11:34
TTH.VN - Theo thống kê của Reuters, tính đến hôm qua (9/2), số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 400 triệu ca khi biến thể Omicron rất dễ lây lan thống trị đợt bùng phát mới nhất hiện nay, đẩy hệ thống y tế ở một số quốc gia đến bờ vực quá tải.

Thế giới đã ghi nhận trên 347 triệu ca mắc COVID-19Ca mắc mới giảm, thế giới ghi nhận gần 307,9 triệu ca nhiễm COVID-19Thế giới có hơn 280 triệu ca mắc, biến thể Omicron lây lan mạnh

Số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 400 triệu ca. Ảnh minh hoạ: Reuters/Baotintuc

Biến thể Omicron chiếm gần như tất cả các ca nhiễm mới được báo cáo hàng ngày. Theo phân tích của Reuters, trong khi số ca nhiễm COVID-19 bắt đầu chững lại ở nhiều quốc gia, trung bình mỗi ngày vẫn có hơn 2 triệu ca được ghi nhận. Dựa trên mức trung bình của 7 ngày, số ca tử vong đã tăng 70% trong 5 tuần qua, nhưng đang có xu hướng chậm lại.

Mặc dù các bằng chứng sơ bộ từ một số quốc gia cho thấy Omicron nhẹ hơn so với các biến thể trước đó, nhưng sự gia tăng mạnh số ca nhiễm mới có thể gây quá tải cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu.

Phân tích các số liệu của Reuters cho thấy, trong khi phải mất 1 năm để số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đạt mốc 100 triệu ca đầu tiên thì giờ đây, số ca nhiễm đã tăng từ 300 triệu lên 400 triệu ca chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Đại dịch cũng đã giết chết hơn 6 triệu người trên toàn thế giới.

Cũng theo Reuters, 5 quốc gia hàng đầu ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trong trung bình 7 ngày là Mỹ, Pháp, Đức, Nga và Brazil - chiếm khoảng 37% tổng số ca nhiễm mới được báo cáo trên toàn thế giới.

Mỹ hiện vẫn là quốc gia chứng kiến số ca nhiễm mới được báo cáo mỗi ngày cao nhất toàn cầu, với khoảng 1 triệu ca mắc mới được báo cáo ở nước này sau mỗi 3 ngày. Tuy nhiên, số ca mắc và nhập viện ở nước này đang có xu hướng chậm lại so với mức đỉnh điểm vào tháng 1 năm nay, theo một phân tích của Reuters. Cuối tuần trước (ngày 4/2), quốc gia này đã vượt mốc 900.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19.

Ở Pháp, số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày trong 7 ngày qua đạt hơn 210.000 ca, cứ sau 5 ngày lại có thêm khoảng 1 triệu bệnh nhân COVID-19 mới. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 được xác nhận ở Pháp kể từ khi bắt đầu đại dịch đến nay đã vượt qua con số 20 triệu ca vào thứ Năm tuần trước (ngày 3/2).

Khoảng 50% số ca nhiễm mới được ghi nhận trên toàn thế giới là từ các nước châu Âu, với 21 quốc gia vẫn đang ở đỉnh đường cong lây nhiễm. Khu vực này đã báo cáo hơn 131 triệu ca nhiễm và hơn 2 triệu trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Mặc dù châu Âu ghi nhận khoảng 1 triệu ca mới hầu như mỗi ngày, nhưng một số quốc gia ở châu lục này đang dần dỡ bỏ các hạn chế khi làn sóng dịch bùng phát tại địa phương dịu đi. Tây Ban Nha đã xoá bỏ yêu cầu bắt buộc người dân phải mang khẩu trang khi ở ngoài trời, mở rộng phạm vi nới lỏng các biện pháp hạn chế khi tình hình dịch bệnh trong nước từ từ thuyên giảm. Đầu tuần này, Hy Lạp cũng bắt đầu cho phép khách du lịch có giấy chứng nhận tiêm chủng của châu Âu nhập cảnh vào đất nước mà không cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.

Trong khi đó tại Ấn Độ, số người tử vong do COVID-19 ở nước này đã vượt ngưỡng 500.000 người. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng số người chết thực tế ở Ấn Độ đã vượt quá con số này ngay từ năm ngoái nhưng không được thống kê đầy đủ và chính xác. Ước tính đến giữa năm 2021 đã có khoảng 3 triệu người chết vì COVID-19 ở quốc gia Nam Á này, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science dựa trên ba cơ sở dữ liệu khác nhau.

Tính đến ngày 25/1, dạng phổ biến nhất của biến thể Omicron, BA.1, chiếm 98,8% số ca nhiễm được gửi đến cơ sở dữ liệu theo dõi virus công khai GISAID. Nhưng gần đây, một số quốc gia đang báo cáo sự gia tăng số ca nhiễm mang biến phụ được gọi là BA.2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Theo số liệu từ Our World in Data, khoảng 62% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 11%.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Thông tin doanh nghiệp:
Mua iPhone 16 tại Thế giới di động – Cơ hội nhận ưu đãi siêu khủng

Chào mừng bạn đến với cơ hội sở hữu chiếc iPhone 16 mới nhất ngay tại Thế Giới Di Động! Với chương trình khuyến mãi hấp dẫn kéo dài đến 23:59 ngày 31/10/2024, bạn không chỉ có cơ hội mua iPhone 16 với mức giá ưu đãi mà còn được nhận hàng loạt quà tặng giá trị. Đừng bỏ lỡ thời điểm vàng này để trải nghiệm những điều tuyệt vời mà sản phẩm mang lại!

Mua iPhone 16 tại Thế giới di động – Cơ hội nhận ưu đãi siêu khủng
Return to top