ClockThứ Bảy, 10/03/2018 09:10

Đã đến lúc EU và ASEAN tăng cường hội nhập

TTH - Trước sự có mặt của toàn bộ đại biểu tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại ASEAN – EU lần thứ 6, các bên tham gia thống nhất đề cao tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác thương mại giữa EU và ASEAN để xây dựng và điều hướng phát triển môi trường kinh doanh sôi động hơn.

ASEAN và EU hướng tới quan hệ đối tác chiến lượcHội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-EU

Các lãnh đạo cấp cao chụp ảnh tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại ASEAN – EU lần thứ 6 tại Singapore hồi ngày 2/3/2018. Ảnh: The ASEAN Post

Vào năm 2017, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ thương mại hóa ngày càng phát triển. Trên cương vị là tân chủ tịch ASEAN, năm nay, Singapore vừa tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh thương mại ASEAN – EU lần thứ 6, trùng với Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 24 (AEM) tại Singapore.

Tham gia phát biểu tại hội nghị có Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN Donald Kanak, Đại sứ EU tại ASEAN Francisco Fontan, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Lim Hng Kiang, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom và Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn Prudential Singapore Wilf  Blackburn. Trước sự có mặt của toàn bộ đại biểu, các bên tham gia thống nhất đề cao tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác thương mại giữa EU và ASEAN để xây dựng và điều hướng phát triển một môi trường kinh doanh sôi động hơn.

Đặc biệt, Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmstrom nhấn mạnh: “Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là hướng tới hiệp định thương mại tự do liên khu vực (FTA)”. Một FTA liên khu vực sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình tự do hóa các thị trường ASEAN, đồng thời mở ra tiềm năng thu hút sự phát triển của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đến nay, EU chiếm 13,5% giá trị thương mại của ASEAN và trở thành đối tác lớn thứ hai của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Hiện các lãnh đạo cấp cao đang tiến hành lên kế hoạch thảo luận xây dựng một FTA liên khu vực. Bên cạnh đó, một cuộc họp tư vấn dự kiến sẽ chính thức diễn ra vào năm 2019 tới đây để tiếp tục thảo luận và bàn vệ những hành động tiếp theo.

Trên con đường thắt chặt quan hệ hợp tác, EU đã và đang xây dựng mối quan hệ thương mại với nhiều nước Đông Nam Á, trong đó phải kể đến các quốc gia tiêu biểu như Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Mặc dù gặp nhiều trục trặc về khung pháp lý đối với một số thỏa thuận song phương giữa EU và Singapore, song Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom vẫn bày tỏ tin tưởng rằng các dự án hợp tác sẽ được thông qua và chính thức có hiệu lực trong năm nay.

Trong nội dung thảo luận của hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 24 (AEM), kết nối – tập trung đáp ứng nhu cầu và triển khai những chính sách hợp lý cũng được xem là nội dung chính cần được chính phủ các nước tập trung quan tâm. Việc triển khai cơ chế ASEAN một cửa (ASEAN single window) là một trong những bước đi có nhiều tiến bộ được các đại biểu tại hội nghị đánh giá cao.

Tuy nhiên, khả năng mở rộng kết nối trong khu vực ASEAN vẫn tương đối yếu, nhất là trong vấn đề dịch chuyển lao động. Trong đó, một số rào cản thường gặp là đến từ những đặc điểm khác biệt trong chính sách nhập cư của 10 nước ASEAN và khoảng cách thu nhập của người lao động trong các nước vẫn còn tồn tại nhiều chênh lệch.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng trong vấn đề kỹ thuật số hóa của các nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Về vấn đề này, cơ sở hạ tầng tài chính là một nhân tố rất cần thiết để tạo điều kiện cho các thanh toán số xuyên biên giới diễn ra dễ dàng hơn, trong khi các máy chủ ghi nhớ dữ liệu cục bộ cũng rất quan trọng để tạo ra các luồng dữ liệu miễn phí di chuyển trong khu vực. Thêm vào đó, không thể không nhắc đến đội ngũ lao động có tay nghề cao về kỹ năng công nghệ để vận hành trơn tru cơ sở hạ tầng tài chính và quản lý tốt bộ máy dữ liệu. Do đó, FDI của các doanh nghiệp EU và ASEAN là nhân tố tiên quyết giúp thiết lập hệ thống này.

Các doanh nghiệp EU cũng cần đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc giúp đỡ các nước ASEAN đạt được sự phát triển bền vững. Một trong những biện pháp hữu dụng nhất có thể kể đến là sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm mục tiêu tăng hiệu suất năng lượng. Đồng thời, chính phủ các nước Đông Nam Á cũng cần nỗ lực triển khai nhiều chính sách khuyến khích tập trung đầu tư vào các hệ thống công nghệ đời mới.

Nhìn chung, đây là vai trò, nhiệm vụ chính của Hội đồng kinh doanh EU – ASEAN, Hội đồng thương mại châu Âu và Liên đoàn doanh nghiệp Singapore (SBF). Mặc dù một số rào cần vẫn đòi hỏi một khoản thời gian nhất định để có thể giải quyết triệt để, song điều này không phải là một vấn đề quá lớn nếu tất cả các bên liên quan chung tay hành động vì một mục đích chung là phát triển bền vững hơn.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top