ClockChủ Nhật, 01/10/2017 08:27

Giải quyết vấn nạn dân số già

TTH - Nhiều quốc gia đang ghi nhận tốc độ già hóa của dân số ngày càng tăng, gây ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Cần triển khai các biện pháp giúp hạn chế tình trạng dân số già ngày càng tăng. Ảnh: Yonhap News

Không chỉ riêng châu Á

Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Hàn Quốc, số lượng người cao tuổi ở quốc gia này vào thời điểm hiện tại là 7,07 triệu người, chiếm 13,8% tổng số dân, vượt xa mức 6,75 triệu trẻ em từ 14 tuổi trở xuống.

Lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc chứng kiến tỷ lệ giữa hai nhóm dân số già, trẻ vượt ngưỡng 100 và dừng lại ở mức 104,8. Trước đây, con số này được ghi nhận là vào khoảng 6,9 trong năm 1960 và tăng dần lên thành 20 vào năm 1990; 34,3 năm 2000, sau đó nhảy vọt đến 50,4 vào năm 2006 và chạm mốc 98,6 năm 2016.

Vấn nạn này xảy ra khá phổ biến trong khu vực châu Á, cụ thể là Nhật Bản cũng đang chịu cảnh dân số bị già hóa do tỷ lệ sinh ngày càng giảm, khiến số lượng trẻ em của đất nước rơi xuống một mức thấp kỷ lục, đe dọa tới các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong nước mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn thúc đẩy.

Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản cho biết, ước tính số trẻ em từ 14 tuổi trở xuống tại Nhật chỉ còn 15,71 triệu người, bao gồm cả người nước ngoài, giảm 170.000 người so với thống kê cùng kỳ năm ngoái - mức thấp nhất kể từ khi các dữ liệu này được công bố từ năm 1950. Tờ Japantimes đưa tin, nguyên nhân chính của vấn đề này là do đa số các cặp vợ chồng Nhật quyết định đi đến hôn nhân khá muộn, gánh nặng sức khỏe khiến khả năng thụ thai giảm sút, làm kéo giãn thời gian sinh nở. Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ sinh của Nhật Bản đang ở mức rất thấp, vào khoảng 1,4 trẻ em/phụ nữ.

Ngoài ra, Nhật đang có 7,70 triệu người từ 65 đến dưới 90 tuổi. Số liệu này được đưa ra đúng dịp Ngày người cao tuổi ở Nhật, cho thấy dân số nước này đang già đi nhanh chóng hơn so với bất kỳ thời điểm nào trước đây. Ước tính đến năm 2060, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi sẽ chiếm đến 60% dân số Nhật Bản. Nhiều khả năng quốc gia này sẽ có thể làm thất thoát thêm 27 triệu lao động trong tương lai, nếu chính phủ không giải quyết được những rào cản ngăn tỷ lệ sinh tại Nhật tăng.

Ở châu Mỹ, mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng số lượng người cao tuổi vẫn đang ngày một gia tăng, là dấu hiệu cho những thách thức trong tương lai của đất nước về vấn đề kinh phí bảo vệ và hỗ trợ. Ngay cả ở nơi có mức sinh cao nhất là châu Phi, tỷ lệ sinh đã giảm xuống từ 5,1 trẻ em/phụ nữ trong giai đoạn 2000-2005 xuống còn 4,7 trẻ em/phụ nữ ở giai đoạn 2010-2015.

Xét về cục diện chung trên toàn cầu thì so với năm 2017, số người từ 60 tuổi trở lên dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 và tăng gấp ba vào năm 2100, từ 962 triệu người vào năm 2017 lên thành 2,1 tỷ năm 2050 và 3,1 tỷ dân vào năm 2100. Tổng số người già từ 80 tuổi trở lên cũng được dự báo là vào khoảng 909 triệu người, gấp 7 lần so với 137 triệu dân năm 2017.

Giải pháp

Vì lực lượng lao động trẻ đang ngày một khan hiếm, Nhật Bản buộc phải thuê hàng ngàn lao động hưu trí tiếp tục làm việc. Biện pháp ngắn hạn được chính phủ nước này đề ra, với mục tiêu giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân công do dân số già là nâng mức tuổi nghỉ hưu lên thành 65 tuổi, trước mắt là để giải quyết việc làm, sau là tìm kiếm nguồn nhân công trẻ đến từ nước ngoài.

Thêm vào đó, chính phủ các nước cần phải đẩy nhanh quá trình thiết lập các kế hoạch cụ thể, nhằm tăng mức hỗ trợ về điều kiện và thời gian làm việc, giúp người lao động đạt được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, tạo điều kiện tốt để tăng tỷ lệ sinh. Cùng lúc khẩn trương phổ cập kiến thức, thông tin về những lợi ích khi các cặp vợ chồng có con sớm, cũng như cảnh báo hậu quả cả về kinh tế lẫn sức khỏe mà mẹ và bé có thể gặp phải, trong trường hợp người mẹ mang thai muộn.

Hiện, phong trào di dân từ các quốc gia, khu vực kém phát triển đến các thành phố lớn ngày càng trở nên phổ biến. Nhất là cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Syria đã tác động lớn đến mức độ và mô hình di cư quốc tế trong những năm gần đây. Dòng chảy ròng ước tính là từ Syria với số lượng 4,2 triệu người trong năm 2010-2015. Hầu hết những người tị nạn này đều chuyển đến các nước láng giềng, góp phần làm gia tăng đáng kể lượng người nhập cư vào Nga, đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ, Li Băng và Jordan. Từ tình hình này, lãnh đạo các cấp nên nới lỏng các quy định nhập cư, nhằm chào đón một lượng lớn cư dân từ nước ngoài, tạo điều kiện tốt để củng cố lực lượng lao động, nâng cao tỷ lệ sinh và hạn chế các hậu quả xấu do dân số già gây ra.

ĐAN LÊ

(Tổng hợp từ Yonhap News, Japantimes, CBC & UN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Sức già vượt khó

Bằng tinh thần vươn lên, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và được vay vốn chính sách để sản xuất, vợ chồng ông Đặng Hòa, bà Huỳnh Thị Lợi ở thôn Lộc Sơn, xã Phú Xuân là một trong những tấm gương đóng góp hiệu quả, chung tay cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Sức già vượt khó
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững
Return to top