ClockThứ Tư, 10/01/2018 08:29

Lao động ASEAN chưa sẵn sàng... nghỉ hưu

TTH - Tạp chí Nikkei ngày 9/1 trích dẫn kết quả một cuộc khảo sát do FT Confidential Research, dịch vụ nghiên cứu độc lập của tờ Financial Times thực hiện trên 5.000 cư dân đô thị ở khu vực Đông Nam Á cho thấy, người lao động chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu.

Trung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANSingapore tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 ở PhilippinesXây dựng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ mạnh mẽ hơnASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thựcNga sắp lập phái đoàn đại diện thường trực tại ASEAN

Theo đó, một tỷ lệ lớn những người trả lời khảo sát trong độ tuổi 18-50 ở 5 nền kinh tế đang phát triển nhất ASEAN nói rằng, họ không tự tin hoặc không chắc chắn về việc có thể sống thoải mái trong những năm nghỉ hưu. Chính vì thế, họ sẽ tiếp tục làm việc khi đã qua độ tuổi nghỉ hưu để tự hỗ trợ bản thân.

Bà Pranom Chartyothin 72 tuổi, một người bán và thu vé xe buýt tại trung tâm thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Không lương hưu, không đủ tiền tiết kiệm

Cuộc khảo sát cho hay, ở một số quốc gia, có đến 1/2 số người trả lời không được tiếp cận với lương hưu hoặc quỹ tiết kiệm. Họ cũng có mức tiền tiết kiệm hạn chế.

Trong số những người Malaysia không tiếp cận lương hưu hay quỹ tiết kiệm, 31,7% chỉ tiết kiệm được 24 USD hoặc thậm chí ít hơn. Trong khi đó, 34,8% những người Thái Lan không có hỗ trợ nghỉ hưu chỉ tiết kiệm được 31 USD hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, ngay cả những người được tiếp cận lương hưu hoặc các quỹ khác cũng không sẵn sàng để nghỉ hưu. Quỹ tiết kiệm Người lao động Malaysia (EPF), nơi quản lý kế hoạch tiết kiệm hưu trí bắt buộc cho gần 7 triệu lao động trong khu vực tư nhân cho rằng, đa số người dân Malaysia không tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu.

Khi tỷ lệ phụ thuộc trở thành vấn đề

Dựa trên số liệu của Liên Hiệp quốc (LHQ), các nhà nghiên cứu ước tính độ tuổi trung vị ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2017 là 29 tuổi. Thế nhưng, con số này là bởi khoảng 1/2 dân số Indonesia, tương đương với 261 triệu người dưới 29 tuổi, trong khi độ tuổi trung vị của người Philippines chỉ là 24,5 tuổi.

Tỷ lệ phụ thuộc ở cả 2 quốc gia này cũng giảm, nhờ số người trẻ tuổi tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn, đồng nghĩa với việc lực lượng lao động lớn hỗ trợ số lượng nhỏ hơn nhóm người phụ thuộc, những người quá trẻ hoặc quá già để làm việc. Cấu trúc tuổi này có thể thúc đẩy các giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Trong khi đó, ở những nơi khác trong ASEAN, lợi tức dân số đang dần mờ nhạt trong bối cảnh dân số già đi. Tỷ lệ phụ thuộc đang gia tăng ở Việt Nam và Thái Lan. Thách thức của Thái Lan là đặc biệt cấp bách bởi quốc gia này có độ tuổi trung vị là 38 tuổi, lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tiềm năng tăng trưởng của Thái Lan có nguy cơ bị hạn chế bởi nhân khẩu học, làm cho vấn đề già hoá trở nên trầm trọng hơn.

Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, tuổi thọ khi sinh ở Malaysia tăng từ 60 tuổi trong năm 1960 lên 78 tuổi vào năm 2015. Đối với Thái Lan, con số này tăng từ 57 lên 79 tuổi trong cùng thời kỳ, trong khi ở Việt Nam, con số này tăng từ 63 lên 81 tuổi.

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách ASEAN đang có những biện pháp để giải quyết khả năng lực lượng lao động sụt giảm. Trong đó, Malaysia tăng tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 60 tuổi hồi năm 2012 và đang bàn thảo để tăng lên 65 tuổi. Thái Lan quyết định 60 là tuổi nghỉ hưu theo luật. Ở Việt Nam, Chính phủ đề xuất nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 tuổi đối với nam giới và từ 55 lên 60 tuổi đối với nữ giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, ASEAN sẽ đòi hỏi những chính sách mạnh mẽ hơn để duy trì tăng trưởng kinh tế vững chắc trong tương lai, có thể bao gồm việc sử dụng rộng rãi hơn lao động nước ngoài hoặc tăng cường tự động hóa.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, FT Confidential Research & Financial Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

TIN MỚI

Return to top