ClockThứ Bảy, 28/07/2018 14:51

Tiềm năng lớn từ người tiêu dùng kỹ thuật số ASEAN

TTH - Khu vực Đông Nam Á đang được tiếp tục đô thị hóa với một tốc độ nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng trưởng đều đặn của một cơ sở người tiêu dùng đô thị trẻ hơn và ngày càng giàu có hơn, với sức chi tiêu lớn hơn. Sự tăng trưởng này thậm chí sẽ thúc đẩy ngành tiêu dùng trực tuyến lớn hơn, trong bối cảnh việc sử dụng công nghệ nhanh chóng tác động đến cách mua sắm của các công dân trong khu vực, theo bài viết được đăng tải trên tờ The ASEAN Post ngày 24/7.

Tập đoàn ôtô Nissan xây dựng trung tâm kỹ thuật số toàn cầu đầu tiên ở Ấn ĐộAn ninh mạng Đông Nam Á: Mối quan ngại mớiASEAN: Còn nhiều thách thức khi hướng đến nền kinh tế kỹ thuật số

Khách hàng trẻ sử dụng điện thoại thông minh tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bangkok, Thái Lan Ảnh: AFP

Trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên, hơn 200 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến, 230 triệu người tiêu dùng trực tuyến nghiên cứu các sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. Các kênh kỹ thuật số mới có sẵn thông qua internet đang thay đổi mô hình chi tiêu của người tiêu dùng.

Bùng nổ thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử trong khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 31% cho đến năm 2025, với giá trị được kỳ vọng ​​vào khoảng 88 tỷ USD.

Indonesia dự kiến là nhà cung cấp thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực, chiếm 52% tổng mức tăng trưởng của thị trường này đến năm 2025. Chính phủ Indonesia đang tích cực đưa ra các quy định cho phép đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Trong khi đó, Singapore là thị trường thương mại điện tử tiên tiến nhất, với tỷ lệ thâm nhập và tốc độ internet lớn nhất, giúp các doanh nghiệp kỹ thuật số dễ dàng phát triển hơn. Ngoài ra, Singapore được xếp hạng thứ 2 về chỉ số thuận lợi kinh doanh (EDBI), đó là lý do tại sao những gã khổng lồ thương mại điện tử Đông Nam Á như Lazada và Zalora chọn đặt trụ sở chính ở quốc gia này.

Tại Thái Lan, sáng kiến ​​kỹ thuật số Thái Lan 4.0 của Chính phủ Thái Lan nhiều khả năng sẽ mang lại một hiệu ứng tích cực trong lĩnh vực thương mại điện tử của nước này. Những xu hướng hiện tại cho thấy, thương mại điện tử sẽ tiếp tục là phương thức mua hàng chính, khi doanh số bán hàng kỹ thuật số tăng trưởng hơn 100%, vượt xa sức tăng trưởng của các giao dịch tại những cửa hàng truyền thống.

Ở những quốc gia khác, Malaysia tiếp tục thể hiện triển vọng trong thị trường thương mại điện tử, khi quốc gia này tìm cách cải thiện sự thâm nhập của người dùng internet và tốc độ băng thông rộng. Tuy nhiên, tính đến năm 2016, chỉ có khoảng 1/3 các giao dịch được thực hiện trực tuyến.

Việt Nam và Philippines cũng đang nhanh chóng phát triển thị trường bán lẻ trực tuyến, mặc dù, bối cảnh thương mại điện tử ở nước ta và Philippines được đánh giá là tương đối “trầm” so với các quốc gia láng giềng.

Tuy thương mại điện tử phổ biến trong khu vực, ASEAN vẫn tụt lại phía sau các thị trường toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Hầu hết các quốc gia ASEAN chỉ ghi nhận tỷ lệ nhỏ của doanh số bán hàng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ, chỉ khoảng 4%. Con số này khá thấp so với Trung Quốc ở mức 16%.

Tận dụng thế mạnh

Nhằm cải thiện điều này, ASEAN nên tận dụng một trong những thế mạnh của mình, đó là thương mại di động. Thương mại di động đang cho thấy một sự thúc đẩy đáng kể nhờ tỷ lệ kết nối di động tăng vọt.

Cụ thể, đăng ký di động trong khu vực ASEAN tăng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Số lượng kết nối vượt số lượng người dân sống trong khu vực, khi nhiều người có hơn một thẻ sim hoạt động. Khoảng 21% dân số, tương đương 130 triệu người là người dùng điện thoại thông minh và 89% người dùng Internet sử dụng điện thoại thông minh làm thiết bị truy cập chính.

Thương mại di động sẽ có khả năng đạt được đà phát triển nhanh chóng, khi mạng 3G và 4G trở nên phổ biến hơn trên toàn khu vực. Hơn nữa, điện thoại thông minh nói chung đang có giá cả phải chăng hơn trên toàn cầu và người tiêu dùng sống trong khu vực cũng đang tận dụng điều này. Trong năm 2017, 62% điện thoại thông minh được vận chuyển đến Đông Nam Á, với mức giá từ 150 USD hoặc thấp hơn.

Mạng lưới kết nối mạnh mẽ hơn và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh gia tăng đang đưa người tiêu dùng ASEAN trở thành những người ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội mạnh nhất để mua sắm trên thế giới. Theo một báo cáo năm 2018 của công ty We Are Social, sự thâm nhập truyền thông xã hội ở ASEAN đứng ở mức 53%, cao hơn 16% so với mức trung bình toàn cầu là 37%.

Người mua sắm ở ASEAN sử dụng các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Instagram, nhất là trên điện thoại thông minh để giao dịch trực tuyến, tìm hiểu các đánh giá về sản phẩm và tiếp cận những chương trình khuyến mãi của một số thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Trong năm 2016, ước tính khoảng 30% doanh số bán hàng kỹ thuật số trong khu vực được thực hiện thông qua mạng xã hội, so với mức 16% trên toàn cầu.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch đường sông ở Huế phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tài nguyên hiện có. Thiếu dịch vụ, hạ tầng giao thông, thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông là những trở lực khiến du lịch đường sông chưa thể bứt phá.

Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

TIN MỚI

Return to top