Thế giới

Bộ test COVID-19 có thể gây ra vấn đề về phế phẩm nhựa

ClockChủ Nhật, 02/01/2022 09:35
TTH.VN - Biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao đã và đang dẫn đến mối quan tâm mới đối với bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh tại nhà.

Vận chuyển 180.000 bộ kit xét nghiệm của bạn bè Đức về Việt NamThủ đô Berlin của Đức trao tặng Việt Nam 30.000 bộ kit xét nghiệm nhanhCác bang Đức tặng hàng trăm nghìn bộ xét nghiệm COVID-19 cho Việt NamSlovakia là quốc gia đầu tiên phát triển thành công bộ xét nghiệm chủng mới virus ở AnhASEAN đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị y tế

Hàng tỷ bộ test COVID-19 đã được dùng cho người dân trên toàn thế giới. Điều này tuy giúp ích cho tiến trình kiểm dịch, song lại gây ra vấn đề lớn cho môi trường sau khi sử dụng. Ảnh minh họa: The Straits Times/Vietnamnet

Vấn đề xuất hiện khi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Vương quốc Anh đang triển khai hàng triệu bài test mỗi ngày, cùng lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vừa đặt hàng hàng triệu bộ test để hỗ trợ người dân Mỹ tự xét nghiệm tại nhà.

Cùng với việc tiêm chủng và thuốc men tốt hơn, sự sẵn có của các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh có nghĩa là so với 1 năm trước, nhiều quốc gia đang ở những vị thế tốt hơn nhiều để chống lại đại dịch.

Tuy nhiên, cũng như những vấn đề khác, việc các bộ dụng cụ có gây hại đến môi trường cần phải được nghiên cứu và kiểm tra.

Phân tích này dựa trên sản phẩm tự test COVID-19 tại nhà ở Anh. Đây là bộ xét nghiệm tại nhà điển hình ở đất nước này, có sẵn và có thể yêu cầu cung cấp thông qua Dịch vụ Y tế Công cộng Anh (NHS) hoặc tại các nhà thuốc.

Các chuyên gia cho biết, sau khi cân từng món đồ có trong kit test, có tổng cộng 10g nhựa không thể tái chế. Bản thân bộ dụng cụ thử nghiệm – thiết bị hiển thị 2 vạch cho biết kết quả dương tính đã nặng 4g.

Phần còn lại của tổng trọng lượng bộ test được tạo thành từ ống chiết, gạc, túi có khóa zip dùng 1 lần.

Những lần xét nghiệm không hồi kết và vấn đề khí thải

Sản xuất nhựa thải ra nhiều khí thải, đặc biệt là Carbon Dioxide (CO2).

Cũng theo các chuyên gia, mức độ chính xác về lượng phát thải gây nên bởi nhựa cần phụ thuộc vào loại vật liệu dùng để sản xuất. Các loại nhựa nhẹ hơn và kém bền hơn được dùng trong bao bì và các sản phẩm đồ gia dụng thường thải ra khoảng 1,5g – 3,1g CO2/ mỗi gam nhựa.

Lấy trung bình 2,25g, có thể suy ra mỗi bộ kit test tại nhà thải ra 22,5g CO2.

Thống kê hàng tuần từ NHS Test and Trace ở Anh thực hiện trong giai đoạn từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 11/2021 cho biết, 1.742.654 người đã thực hiên ít nhất 1 lần tự test COVID-19 tại nhà.

Giả sử thí nghiệm được thực hiện với các bộ dụng cụ tương tự thì hàng tuần, riêng tại Anh, có đến 39 tấn CO2 bị thải ra chỉ riêng do việc sử dụng các bộ test này.

Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, biến thể Omicron đã thúc đẩy nhu cầu chưa từng có đối với bộ tự test COVID-19, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung sản phẩm.

Song nhìn chung, COVID-19 và vấn đề phát thải không phải là vấn đề cục bộ, mà đây là vấn đề toàn cầu, cần góc nhìn và cách xử lý phù hợp.

Hiện tại, dữ liệu toàn cầu rất khó xác nhận chính xác số lượng bởi không phải quốc gia nào cũng báo cáo số bộ kit test đã được sử dụng. Nhưng tính đến ngày 15/12, thế giới đã dùng ít nhất hơn 3,6 tỷ bộ test cho toàn dân, nâng tổng lượng phát thải cho đến nay là hơn 81.000 tấn CO2. Con số này tương đương với lượng phát thải hằng năm của trung bình 17.000 dân.

Tuy 17.000 dân chỉ chiếm 0,0002% dân số thế giới, song mọi hành động của chúng ta đều gây tác động đến khí hậu và ảnh hưởng gây nên bởi đại dịch COVID-19 thậm chí có thể vượt xa những gì có thể tưởng tượng được.

Xử lý chất thải

Được biết, những phân tích về lượng phát thải cơ bản này vẫn chưa tính đến việc xử lý chất thải của các bộ test đã qua sử dụng, hay tính toán tác động cụ thể từ việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm khử trùng, phế phẩm từ khẩu trang và nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân khác.

Ở Anh, các dụng cụ xét nghiệm tại nhà nên được vứt vào thùng rác thông thường. Đây được xem là lựa chọn tốt nhất để phế phẩm này được chuyển đến các nhà máy năng lượng và thông qua hành động đốt rác để chuyển thành điện.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, kit test COVID-19 sau sử dụng lại được xem là rác thải y tế. Do đó, chúng thường bị đốt trong lò đốt và không có cách nào khác để thu hồi năng lượng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

Để đảm bảo trật tự đô thị - an toàn giao thông (TTĐT - ATGT) tại các địa điểm tham quan du lịch và các “điểm nóng” trên địa bàn thành phố, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế huy động nhân lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần ổn định trật tự đô thị và tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Return to top