Thế giới

Bộ trưởng Thương mại APEC cam kết thúc đẩy dòng chảy vaccine COVID-19

ClockChủ Nhật, 06/06/2021 07:54
TTH.VN - Các Bộ trưởng Thương mại đến từ 21 nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 5/6 đã cam kết thúc đẩy dòng chảy và việc vận chuyển đối với tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 và những loại hàng hoá liên quan.

Nhật Bản sẽ cung cấp vaccine COVID-19 cho Việt Nam trong tháng 6Châu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng75% trong số 80 triệu liều vaccine COVID-19 sẽ được Mỹ chia sẻ qua COVAXLãnh đạo thế giới cam kết tài trợ 2,4 tỷ USD cho cơ chế COVAX

Nhà lãnh đạo đến từ các nền kinh tế thành viên của APEC tại một hội nghị trực tuyến. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp của các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về Thương mại của APEC, các Bộ trưởng cũng nhất trí ưu tiên việc xác định những rào cản đối với thương mại về dịch vụ, trong đó có thể gây trở ngại đối với việc vận chuyển các mặt hàng thiết yếu.

Đây là những kết quả chính của cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến, và do ông Damien O'Connor, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand chủ trì; cùng với sự tham dự của các Bộ trưởng và quan chức cấp cao đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Tuyên bố chung khẳng định: “Đánh bại COVID-19 là ưu tiên hàng đầu đối với mọi nền kinh tế… Nhận thức được vai trò của việc chủng ngừa COVID-19 rộng rãi như một lợi ích công cộng toàn cầu, chúng ta cần khẩn trương đẩy nhanh hoạt động sản xuất và phân phối các loại vaccine ngừa COVID-19 an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng, và có giá cả phải chăng”.

"Với tư cách là các Bộ trưởng, chúng tôi tập trung vào vai trò của thương mại và đầu tư trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi và bình đẳng đối với những loại vaccine như vậy và các loại hàng hóa liên quan", tuyên bố chung nói thêm.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Thương mại cũng nhất trí ưu tiên công tác xác định và sau đó cân nhắc dỡ bỏ những rào cản không cần thiết đối với thương mại về dịch vụ; đặc biệt là các dịch vụ xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của những mặt hàng thiết yếu.

Một tuyên bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cùng ngày 5/6 cho biết, các Bộ trưởng Thương mại APEC cũng công nhận vai trò thiết yếu của thương mại trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, cũng như tầm quan trọng của một hệ thống thương mại đa phương tự do, cởi mở, và công bằng.

Các nhà lãnh đạo cũng cam kết sẽ hỗ trợ những cải cách đang diễn ra của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); đồng thời đóng vai trò xây dựng nhằm mang lại những kết quả có ý nghĩa trong các lĩnh vực, chẳng hạn như thương mại điện tử và bền vững môi trường tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào tháng 11 sắp tới.

Cũng tại cuộc họp trực tuyến nói trên, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Gan Kim Yong khuyến khích các nền kinh tế APEC tăng cường nỗ lực, để làm sâu sắc hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và thúc đẩy các cuộc thảo luận trong những lĩnh vực hợp tác kỹ thuật số và phát triển bền vững.

Ngoài ra, ông Gan Kim Yong nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các chuỗi cung ứng mở, và áp dụng những biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore kêu gọi APEC tăng cường sự hợp tác với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), nhằm có những chính sách hoà hợp với nhu cầu của các cộng đồng doanh nghiệp.

Diễn đàn APEC hiện có 21 nền kinh tế tham gia bao gồm: Mỹ, Nga, Canada, Australia, Chile, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Peru, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Mexico, và Việt Nam.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Return to top