Thế giới

Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai

ClockThứ Ba, 21/06/2022 15:08
17 trong số 20 Bộ trưởng Y tế của G20 đã nhất trí về các nguyên tắc để hài hòa các tiêu chuẩn về phòng dịch trên toàn cầu, qua đó tạo điều kiện cho việc di chuyển xuyên biên giới.

G20 nhất trí tiêu chuẩn hóa giao thức đi lại hậu đại dịch COVID-19Indonesia thúc đẩy thành lập cơ quan y tế toàn cầu mới

Hội nghị Bộ trưởng y tế G20 tại Yogyakarta. (Nguồn: Antara)

Các Bộ trưởng Y tế và Tài chính thuộc Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) nhóm họp trong ngày 21/6 tại thành phố Yogyakarta, miền Trung Java (Indonesia), nhằm thảo luận các biện pháp ứng phó với các đại dịch trong tương lai, tránh phát sinh khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị từ những đại dịch này.

Trong ngày 20/6, 17 trong số 20 Bộ trưởng Y tế của G20 đã nhất trí về các nguyên tắc để hài hòa các tiêu chuẩn về phòng dịch trên toàn cầu, qua đó tạo điều kiện cho việc di chuyển xuyên biên giới.

Bộ trưởng Y tế Indonesia - ông Budi Gunadi Sadikin - cho biết trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng y tế, người dân và hàng hóa sẽ bị giới hạn di chuyển, theo đó nền kinh tế cũng sẽ "đứng im."

Ông nêu rõ: "Khủng hoảng y tế sau đó trở thành khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế lại trở thành khủng hoảng xã hội và khủng hoảng xã hội biến thành khủng hoảng chính trị."

Hiện các chuyên gia đang phát triển một hệ thống áp dụng chung cho toàn cầu về việc đọc mã QR tích hợp chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa bệnh và các thông tin liên quan khác.

Dự kiến các nhà lãnh đạo G20 sẽ thông qua hệ thống này trong hội nghị thượng đỉnh của nhóm diễn ra vào tháng 11 tới. Ban đầu, hệ thống này được lên kế hoạch chỉ dành riêng cho các nước thành viên G20, nhưng sau đó sẽ được mở rộng cho tất cả các nước trên thế giới.

Các Bộ trưởng Y tế G20 cũng đã nhất trí thành lập một quỹ tài chính trung gian và sẽ thảo luận chi tiết về vấn đề này với các bộ trưởng tài chính của nhóm trong ngày 21/6.

Bộ trưởng Sadikin kỳ vọng rằng quỹ này có thể đạt tổng trị giá 10,5 tỷ USD để các quốc gia có thu nhập thấp hơn đến trung bình có thể mua vaccine, thuốc, bộ dụng cụ xét nghiệm và thiết bị y tế.

Hiện khoảng 1,2 tỷ USD đã được Đức, Indonesia, Singapore, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), cũng như tổ chức từ thiện Wellcome Trust có trụ sở tại London (Anh) cam kết đóng góp.

Các vấn đề sẽ được thảo luận trong các cuộc họp của G20 cũng bao gồm việc chia sẻ dữ liệu toàn cầu để xác định các mầm bệnh, vi khuẩn và ký sinh trùng có khả năng gây ra đại dịch trong tương lai; nỗ lực mở rộng các trung tâm nghiên cứu và sản xuất trên toàn cầu để ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Return to top