Thế giới

Indonesia thúc đẩy thành lập cơ quan y tế toàn cầu mới

ClockThứ Bảy, 22/01/2022 09:21
TTH.VN - Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố sẽ thúc đẩy việc thành lập một cơ quan y tế toàn cầu mới khi nước này giữ chức vụ Chủ tịch khối G20.

Indonesia sẵn sàng cho nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm G20Indonesia sẽ nói chuyện Biển Đông ở thượng đỉnh G20?Thông điệp lạc quan về đại dịch Covid-19 của WHO trong năm 2022Tân Thủ tướng Nhật Bản & công cuộc thúc đẩy y tế toàn cầuINTERPOL ra cảnh báo toàn cầu về lừa đảo vaccine COVID-19

Indonesia thúc đẩy thành lập cơ quan y tế toàn cầu mới. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Theo Tổng thống Joko Widodo, cơ quan mới này sẽ tăng cường “khả năng phục hồi sức khỏe” của thế giới, cũng như hỗ trợ biến hệ thống y tế toàn cầu trở nên toàn diện hơn và phản ứng nhanh hơn đối với đại dịch.

“Chính quyền Indonesia sẽ đấu tranh để củng cố khả năng phục hồi y tế của thế giới, mục tiêu này sẽ được điều hành bởi một cơ quan toàn cầu. Nhiệm vụ của nó là huy động các nguồn lực y tế thế giới, bao gồm tài trợ cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, mua vaccine, thuốc và thiết bị y tế”, Tổng thống Joko Widodo chia sẻ.

Cũng theo nhà lãnh đạo của Indonesia, nhiều hợp tác y tế hiện nay, bao gồm cả vaccine chỉ là những biện pháp tạm thời.

So sánh cơ quan mới với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vị tổng thống nhận định, cơ quan y tế toàn cầu sẽ thiết lập các giao thức tiêu chuẩn cho những hoạt động như đi lại xuyên biên giới và sẽ hoạt động với khả năng thúc đẩy năng lực sản xuất thuốc và thiết bị y tế.

Được biết, năm nay là lần đầu tiên Indonesia giữ chức vụ Chủ tịch G20, trong đó Indonesia đã xác định phục hồi sau dịch là mục tiêu cốt lõi của mình. Slogan của nhiệm kỳ Chủ tịch G20 năm nay được Indonesia đưa ra là “Recover Together, Recover Stronger” (Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn) và trọng tâm sẽ là kiến trúc y tế toàn cầu, quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững và chuyển đổi kỹ thuật số.

Trang CNA đưa tin, quốc gia Đông Nam Á này vào năm 2021 đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, với các bệnh viện kín giường và đối mặt với tình trạng căng thẳng trong nguồn Oxi y tế trong giai đoạn dịch bệnh cao điểm vào tháng 7. Indonesia đã báo cáo hơn 144.000 trường hợp tử vong do COVID-19 gây ra. Nước này đã phải vật lộn để mua đủ vaccine cho người dân, với chỉ 45% trong tổng số 270 triệu người ở Indonesia hiện đã được tiêm chủng đầy đủ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top