Thế giới
APEC 2023:

Các Bộ trưởng APEC ra tuyên bố chung

ClockThứ Hai, 20/11/2023 10:03
TTH.VN - Các bộ trưởng từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa cùng nhau bế mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC 2023 diễn ra tại San Francisco. Tại đây, các bộ trưởng đã ban hành một tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hơn nữa một khu vực APEC kết nối, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và bền vững, cũng như thúc đẩy một châu Á - Thái Bình Dương hoà nhập.

APEC là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, triển khai hành động là vô cùng quan trọngTăng cường mối quan hệ, đương đầu với thách thức toàn cầuThúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vữngAPEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi ngườiMỹ đề nghị đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2023

Lãnh đạo các nước thành viên APEC và đại diện các tổ chức quốc tế tham gia trao đổi trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2023. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Dưới đây là một phần trong tuyên bố chung của các Bộ trưởng APEC, được đưa ra trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 vừa qua:

1. Chúng tôi, các Bộ trưởng APEC, đã gặp nhau tại San Francisco vào ngày 14 – 15/11/2023. Chúng tôi hoan nghênh sự tham gia của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), cũng như đại diện của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… đã đến đây cùng nhau tham gia thảo luận. Chúng tôi cảm ơn thành phố San Francisco vì lòng hiếu khách của mình.

2. Chúng tôi tái khẳng định cam kết của mình với Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hoà bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai, bao gồm cả việc thực hiện Kế hoạch hành động Aotearoa (APA) và Mục tiêu Bangkok đối với mô hình kinh tế Xanh – Tuần hoàn – Sinh học. Với chủ đề APEC 2023: “Tạo ra một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, chúng tôi đã thúc đẩy công việc trong năm nay thông qua 3 ưu tiên chính sách bao gồm Kết nối với nhau, Đổi mới và Toàn diện. Chúng tôi cảm ơn tất cả những ai đã đóng góp cho công việc của APEC trong năm nay trong tất cả các nhóm làm việc của APEC.

Thúc đẩy một khu vực APEC kết nối

3. Chúng tôi nhắc lại cam kết hợp tác để mang lại một môi trường đầu tư và thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, toàn diện và có thể dự đoán được. Chúng tôi nhận thấy rằng thương mại và đầu tư đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và có thể đóng góp tích cực vào việc nâng cao sinh kế và tăng cường thịnh vượng kinh tế cho tất cả mọi người. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc của chúng tôi trong APEC nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, với mục tiêu mang lại lợi ích công bằng cho tất cả các nền kinh tế và người dân, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), phụ nữ và những người có tiềm năng kinh tế chưa được khai thác, bao gồm cả người dân bản địa, người khuyết tật và người dân từ nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi hoan nghênh hoạt động, nỗ lực trong năm nay về cách lồng ghép sự toàn diện và tính bền vững vào chính sách thương mại, đồng thời chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế kỹ thuật và xây dựng năng lực. Chúng tôi ghi nhận những gì đang diễn ra trong APEC nhằm hỗ trợ đổi mới các điều khoản tham chiếu cho mạng lưới cảng điện tử kiểu mẫu châu Á - Thái Bình Dương, Liên minh APEC về kết nối chuỗi cung ứng…. Hãy tập trung và mong đợi các điều khoản tham chiếu này được thông qua vào đầu năm 2024, đồng thời tiếp tục những công việc liên quan.

4. Tăng trưởng kinh tế trong khu vực của chúng ta đang tiếp tục được củng cố bởi hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, trong đó cốt lõi là WTO. Để đảm bảo vai trò quan trọng của tổ chức này được tiếp tục, chúng tôi ủng hộ những cải cách cần thiết nhằm cải thiện tất cả những chức năng của WTO để các quốc gia thành viên có thể đạt được tốt hơn các mục tiêu cơ bản của WTO và giải quyết những thách thức thương mại toàn cầu hiện có và đang nổi lên…

5. Chúng tôi sẽ thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế trong khu vực theo hướng thị trường, bao gồm thông qua nỗ lực về chương trình nghị sự Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) của APEC phù hợp với Tuyên bố Lima. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ tăng cường các nỗ lực xây dựng năng lực và hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ các nền kinh tế sẵn sàng tham gia vào các cam kết khu vực toàn diện và chất lượng cao, đồng thời chúng tôi cũng hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong kế hoạch làm việc của Chương trình nghị sự FTAAP trong năm nay. Để hỗ trợ điều đó, chúng tôi mong đợi Đơn vị Hỗ trợ Chính sách (PSU) đánh giá công việc mà APEC đã thực hiện trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự FTAAP và nghiên cứu về các lĩnh vực hội tụ và khác biệt trong tất cả các chương của các hiệp định thương mại có liên quan trong khu vực. Ngoài ra, chúng tôi cảm ơn ABAC và PECC vì sự ủng hộ và phân tích của họ nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự FTAAP.

6. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của APEC trong việc thúc đẩy môi trường thương mại và đầu tư cho phép các doanh nghiệp của chúng tôi thiết lập chuỗi cung ứng an toàn, kiên cường, hiệu quả, bền vững và cởi mở. Cùng lúc, chúng tôi sẽ nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn được xác định trong kế hoạch hành động khung kết nối chuỗi cung ứng APEC (2022 – 2026). Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đảm bảo một sân chơi bình đẳng nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư và thương mại thuận lợi, cũng như tái khẳng định cam kết trong việc duy trì thị trường mở và giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác về cảng và biên giới, cũng như khả năng tương tác một cửa, bao gồm khám phá khả năng sử dụng các công nghệ mới và giải quyết đổi mới để cải thiện và đơn giải hoá các thủ tục hải quan và thông quan tại các cảng. Hơn nữa, như một phương tiện để đạt được sự tăng trưởng bền vững và toàn diện, chúng tôi cam kết thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ thông qua các chính sách và chương trình thúc đẩy đổi mới và sáng tạo.

7. Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống y tế phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch nhằm đảm bảo các hệ thống y tế có khả năng phục hồi, công bằng, bền vững và toàn diện, cũng như để góp phần tăng trưởng kinh tế.

Chúng tôi cũng nhắc lại cam kết nhằm đạt được Bao phủ Chăm sóc Sức khoẻ Toàn dân (UHC), bao gồm thông qua việc tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu để tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, cũng như đầu tư và thúc đẩy tài chính y tế để giúp xây dựng một hệ thống y tế vững mạnh và kiên cường.

8. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải lần thứ 11 về vai trò quan trọng của giao thông vận tải trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cơ hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang vận tải có lượng khí thải thấp hoặc bằng 0, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, tiếp tục nỗ lực của chúng tôi nhằm giữ cho chuỗi cung ứng luôn mở, an toàn và kiên cường, cũng như cải thiện khả năng kết nối trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khi nền kinh tế của chúng ta tiếp tục hướng tới sự phục hồi an toàn, toàn diện, kiên cường và bền vững…

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng APEC cũng ra tuyên bố chung về Truyền cảm hứng cho một khu vực APEC sáng tạo và bền vững, Thúc đẩy một khu vực APEC toàn diện, Thúc đẩy APEC như một thể chế.

Đan Lê (Lược dịch từ APEC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Return to top