Thế giới

Các dự án điện gió và mặt trời sẽ sản xuất hơn 1/3 năng lượng toàn cầu

ClockThứ Sáu, 14/07/2023 07:57
TTH.VN - Theo một báo cáo vừa được Viện Rocky Mountain (RMI) công bố ngày 13/7, các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió đang trên đà chiếm hơn 1/3 sản lượng điện của thế giới vào năm 2030.

Thách thức bảo đảm nguồn cung điệnGiá điện ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu xuống mức âmGiải pháp công nghệ cao không phát thải sẽ đến từ Châu Á

leftcenterrightdel
 Ngành năng lượng hứa hẹn đạt được sự thay đổi nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Ảnh minh họa: IREA/TTXVN

Đáng chú ý, đây được xem là một sự báo hiệu cho thấy, ngành năng lượng có thể đạt được sự thay đổi cần thiết, để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.

Trong một động thái liên quan trước đó vào năm 2023, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), ông Sultan al-Jaber đã lên tiếng kêu gọi tăng gấp 3 lần sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2030, nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, đồng thời giúp đạt được các mục tiêu đã được đặt ra theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Cũng theo báo cáo của RMI, mức tăng trưởng theo cấp số nhân có nghĩa là các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió được dự báo sẽ tạo ra ít nhất 33% điện năng toàn cầu, tăng từ mức khoảng 12% tại thời điểm hiện nay, dẫn đến sự sụt giảm trong phát điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng có giá rẻ hơn.

Được biết, RMI là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, tập trung vào năng lượng sạch. Đơn vị này đã thực hiện nghiên cứu với sự hợp tác của Quỹ Trái đất Bezos, một nguồn quỹ trị giá 10 tỷ USD do chủ sở hữu Công ty công nghệ đa quốc gia Amazon.com của Mỹ, ông Jeff Bezos thành lập, hướng tới mục tiêu giúp tài trợ cho các giải pháp chống tình trạng biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, báo cáo nói trên cũng lưu ý, chi phí đối với năng lượng mặt trời, vốn đã là hình thức sản xuất điện rẻ nhất, sẽ giảm xuống đến mức thấp nhất là 20 USD mỗi megawatt giờ (MWh), từ mức khoảng 40 USD MWh hiện nay; trong bối cảnh có thêm nhiều dự án được triển khai và quy mô kinh tế được cải thiện.

Nhận định về điều này, ông Kingsmill Bond, Giám đốc cấp cao của RMI cho rằng: “Lợi ích của việc triển khai năng lượng tái tạo nhanh chóng là an ninh năng lượng và tính độc lập cao hơn, cộng với việc giảm giá năng lượng trong dài hạn, bởi đây là công nghệ sản xuất, lắp đặt càng nhiều thì giá sẽ càng rẻ”.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Reuters & The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Return to top